XỬ LÝ THẾ NÀO KHI RĂNG BỊ CHẤN THƯƠNG
Chấn thương răng thường gặp phải trong những trường hợp bị ngã, va đập, tai nạn... Khi bị chấn thương răng, phần lớn mọi người đều chưa biết cách xử lý đúng đắn, kịp thời nên để lỡ mất “giai đoạn vàng” để bảo tồn răng.
Chấn thương thường gặp nhất là ở vùng răng cửa, và với từng mức độ khác nhau, cũng sẽ có những cách xử lý phù hợp nhất:
Răng vỡ, sứt mẻ ít, hết đau nhanh: Thông thường trường hợp này không đáng lo, chỉ cần theo dõi ở nhà, sau đó đi khám và trám lại là được.
Răng sứt, mẻ lớn, đau buốt kéo dài: Có thể răng đã hở tủy hoặc sát gây kích thích tủy, cần đi khám sớm nhất có thể để bác sĩ kiểm tra tủy răng và điều trị.
Răng lung lay nhiều hoặc trật khớp (sờ chắc nhưng cảm giác răng ngắn đi, lệch vào trong hoặc ra ngoài so với trước chấn thương): Cần đi khám ngay lập tức để bác sĩ kiểm tra, trường hợp này có thể xử lý bằng cách nắn chỉnh khớp + cố định răng.
Răng rơi hẳn ra ngoài: đây là trường hợp CẤP CỨU THỰC SỰ, cần sự xử trí nhanh và chính xác để có thể bảo tồn tốt nhất cho răng chấn thương. Điều bạn cần làm là nhặt chiếc răng bị rơi, cầm ở phần thân, KHÔNG CHẠM CHÂN RĂNG. Ngâm răng vào hộp nước muối sinh lý, sữa tươi không đường hoặc ngậm trong miệng. Các bạn lưu ý là TUYỆT ĐỐI KHÔNG RỬA BẰNG NƯỚC MÁY nhé. Sau đó cần tới phòng khám, bệnh viện có khoa cấp cứu RĂNG HÀM MẶT để bác sĩ thực hiện việc điều trị cắm lại răng này.
Trong trường hợp này, nếu xử trí đúng và thời gian gặp bác sĩ nhanh chóng thì hoàn toàn có thể cắm lại chiếc răng bị rơi. Bạn sẽ vẫn giữ được chiếc răng thật đó thay vì bị mất răng, ảnh hưởng đến ăn nhai, thẩm mỹ và phải phục hình răng mới vô cùng phức tạp và tốn kém sau này.
Hãy chia sẻ bài viết để truyền tải thông tin hữu ích này tới nhiều bạn bè, người thân của mình nhé!
--------------------------------
NHA KHOA LAVITA – CHANGE YOUR SMILE CHANGE YOUR LIFE
Địa chỉ: Tầng 1- Tòa nhà 34T Hoàng Đạo Thúy - phường Trung Hòa - quận Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại: 024.6683.2020 - 090.463.7899
Hotline: 090. 463.7899 - 0904.7211.22
Email: nhakhoalavita@gmail.com
Sau dán composite, khi nào răng cảm thấy bình thường trở lại?
Gần đây, tôi bị vỡ mất hai răng cửa (khoảng ½ răng cửa giữa và răng cửa bên). Bác sĩ đã tiến hành dán composite (dán bonding) và cho đến bây giờ đã được hai tuần nhưng tôi vẫn có cảm giác không tự nhiên ở hai chiếc răng đó, tôi muốn biết là cảm giác này sẽ kéo dài bao lâu?
Lợi bị trắng sau tẩy trắng răng, khi nào lợi trở về màu sắc bình thường?
Lợi của tôi bị chuyển màu trắng và sưng đỏ sau quá trình tẩy trắng răng. Phải mất bao lâu để lợi lành lại và trở về màu hồng như bình thường?
Biến chứng thường gặp của trồng răng implant
Tôi đang cân nhắc việc trồng răng implant nhưng lại lo lắng về các vấn đề không mong muốn và biến chứng. Tôi nghe nói phương pháp này có thể làm tổn thương dây thần kinh và thậm chí là tiêu xương. Ngoài ra còn có các vấn đề khác như nhiễm trùng. Phương pháp trồng răng implant có thật sự có những rủi ro này không?
Không bị chấn thương nhưng một bên ngực đột ngột bị xẹp sau một đêm
Tôi đã nâng ngực bằng túi nước muối, đặt dưới cơ, qua đường mổ ở nếp gấp chân ngực (tôi không nhớ dung tích) khi 18 tuổi, cách đây hơn 20 năm. Liệu sau khoảng thời gian này túi nước muối có bị xẹp không. Chắc chắn là tôi cần phẫu thuật chỉnh sửa nhưng quy trình này có buộc phải thực hiện qua đường mổ cũ không, hay có thể thực hiện qua đường mổ quanh quầng vú?
Chảy máu chân răng sau niềng 3 tuần
Em mới làm được 3 tuần và hiện đang có dấu hiệu chảy máu chân răng. Như thế có phải bất thường không ạ, và nên xử lý thế nào ạ?
Với niềng Invisalign, bạn không những có thể thưởng thức tất cả các loại thực phẩm yêu thích của mình mà còn không cần phải lo lắng về vấn đề vệ sinh răng miệng phức tạp sau khi ăn.
Dù bao nhiêu tuổi nhưng khi đã đưa ra quyết định bắt đầu niềng răng thì chắc chắn ai cũng có một số thắc mắc về quá trình này.
Hiện tượng ngắn đi của chân răng thường được gây ra bởi một quá trình gọi là sự tái hấp thu chân răng, trong đó cấu trúc chân răng bị phá hủy và dần mất đi. Việc tiến hành các phương pháp nắn chỉnh răng là một nguyên nhân được cho là gây nên hiện tượng này. Có thật sự như thế không?
Nâng ngực là một trong những quy trình phẫu thuật thẩm mỹ phổ biến nhất với hơn 313.327 quy trình được thực hiện tại Mỹ chỉ riêng trong năm 2013.
Những sai lầm thông thường mà mọi người thường mắc phải khi điều trị mụn.