TẠI SAO PHẢI ĐEO HÀM DUY TRÌ SAU KHI KẾT THÚC QUÁ TRÌNH CHỈNH NHA?
Theo cấu tạo, răng là bộ phận đặt trong xương hàm, xung quanh là dây chằng nha chu. Các dây chằng nha chu có khả năng ghi nhớ vị trí cũ. Vì vậy, nếu không đeo hàm duy trì sau niềng răng, ký ức về vị trí ban đầu của dây chằng nha chu khiến răng trở lại tình trạng trước đó.
Ngoài ra, sau thời gian dài niềng răng và chịu lực siết, tổ chức quanh răng như mô nướu, mô nha chu và đặc biệt là ổ chân răng đều nhạy cảm, không thể cố định chắc chắn cho răng. Do đó, cần phải sử dụng hàm duy trì để ổn định vị trí của răng và tránh tình trạng răng xô lệch theo thời gian.
Đeo hàm duy trì góp phần giữ nguyên các răng ở vị trí mới, tạo xương mới trong tình trạng hài hòa với răng. Thời gian đeo lý tưởng nhất là liên tục trong 12 tháng sau niềng.
Hàm duy trì sau niềng răng có các loại như:
Hàm duy trì cố định bằng kim loại: Là hàm duy trì làm từ dây thép có nhiều kích cỡ, hình dạng xoắn hoặc thẳng và được gắn cố định vào bên trong của răng trước (răng 1, 2, 3) bằng Composite.
Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại: Là hàm duy trì làm từ dây cung kim loại, ôm sát răng cửa giữa hai răng nanh và được gắn vào khuôn acrylic trên vòm miệng hoặc bên dưới phần lưỡi của bệnh nhân.
Hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa trong suốt: Là hàm duy trì làm từ chất liệu nhựa trong suốt, được chế tạo dựa trên dấu hàm của mỗi người. Đây cũng là loại hàm duy trì được sử dụng nhiều nhất hiện nay với nhiều ưu điểm nổi bật như: tính thẩm mỹ cao, dễ dàng tháo lắp, thuận tiện ăn uống, vệ sinh và không hề gây khó chịu cho người sử dụng.
Mỗi loại hàm duy trì đều có ưu – nhược điểm khác nhau và để xác định đâu là hàm duy trì sau niềng răng phù hợp, bạn nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ sau khi kết thúc niềng răng. Tùy vào tình trạng của mỗi người, Bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân đeo loại hàm duy trì phù hợp, cũng như chú ý thời gian đeo bao lâu tốt là tốt nhất.
NHA KHOA LAVITA – CHANGE YOUR SMILE CHANGE YOUR LIFE
Địa chỉ: Tầng 1- Tòa nhà 34T Hoàng Đạo Thúy - phường Trung Hòa - quận Cầu Giấy - Hà Nội
Khi nào tôi có thể đi bộ sau khi chỉnh sửa lại vết sẹo căng da bụng và hút mỡ VASER? Quy trình phẫu thuật căng da bụng trước đó tôi đã thực hiện cách đây một năm
Tôi chỉ chỉnh sửa lại phần giữa vết sẹo của phẫu thuật tào hình thành bụng chứ không phải toàn bộ và thực hiện hút mỡ VASER ở vị trí vết sẹo. Quy trình tạo hình thành bụng ban đầu của tôi được thực hiện cách đây một năm. Bây giờ tôi bị sưng nhiều và đau, khi nào có thể đi lại được vì tôi là người rất hay hoạt động. Xin cảm ơn.
Có phải kỳ kinh nguyệt sắp tới và làm việc nhà nhẹ nhàng khiến tôi bị sưng đến mức này không? Tôi đã chính thức làm phẫu thuật thành bụng được 1 tháng
Hai bức ảnh này chỉ được chụp cách nhau 4 ngày, liệu có phải là vì tôi sắp tới kỳ kinh nguyệt không? Tôi cũng làm việc nhà nhẹ nhàng như là rửa bát và đem một ít quần áo đi giặt. Hôm nay chính thức được 1 tháng kể từ khi tôi làm phẫu thuật.
Tôi phải làm gì để hỗ trợ quá trình hồi phục sau tạo hình thành bụng kèm hút mỡ một cách tốt nhất? Có cần uống thực phẩm chức năng gì không?
Có loại thực phẩm chức năng nào đó, hay một chế độ ăn nào đó, có thể là một loại thuốc lợi tiểu mà tôi có thể uống trước hoặc sau phẫu thuật để giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục và giúp giảm sưng nhanh chóng sau đó không? Trước và sau phẫu thuật bao lâu thì được uống rượu?
Quá trình đông hủy mỡ Coolsculpting kéo dài bao lâu và cần phải điều trị mấy lần?
Thực hiện quy trình đông hủy mỡ Coolsculpting kéo dài trong bao lâu và cần phải điều trị mấy lần? Tôi đang muốn giảm mỡ cho vùng bụng. Cảm ơn!
So sánh hút mỡ bằng laser SmartLipo so với hút mỡ truyền thống, nên thực hiện quy trình nào
Tôi đang phân vân giữa hút mỡ bằng laser Smartlipo và hút mỡ truyền thống. Tôi muốn đạt được kết quả tốt nhất và loại bỏ được nhiều mỡ. Tôi là cao 1m55 và nặng 67kg. Tôi lo lắng về việc phải gây mê khi thực hiện các quy trình này. Tôi nghe nói rằng tôi có thể loại bỏ nhiều mỡ hơn bằng phương pháp truyền thống? Bên cạnh đó, tôi muốn loại bỏ mỡ nhanh chóng. Có đúng là mỡ có thể quay trở lại nhanh chóng trên khu vực đã được điều trị?
Ngày nay, niềng răng đang dần trở nên phổ biến ở trẻ nhỏ và làm thế nào để cha mẹ có thể biết con mình có cần niềng răng hay không?
Khi niềng răng thì cuối cùng sẽ có một người quá trình nắn chỉnh răng hoàn thành và bạn có thể được tháo toàn bộ các mắc cài và dây cung khỏi răng. Vậy bạn có bao giờ tự hỏi những gì sẽ diễn ra khi tháo niềng và nhiều tháng sau đó không?
Chúng ta đều biết rằng kẹo bánh và các loại đồ ngọt khác là thủ phạm lớn gây sâu răng. Và nguy cơ này sẽ còn cao hơn nữa khi bạn ăn uống nhiều đồ ngọt trong thời gian niềng răng vì đường có thể dễ dàng mắc lại trong các kẽ răng hoặc khe hở giữa mắc cài, dây cung và răng.
Tạo khoang chứa túi độn có nhiều biến thể về kỹ thuật
Mũi gồ là một trong những hình dạng mũi thường cần phẫu thuật chỉnh sửa nhiều nhất vì nó ngoài ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ còn có thể gây ra các vấn đề về mặt chức năng.