Cách xử lý khi bé chậm mọc răng - Nha khoa Đăng Lưu
Để xử lý khi bé chậm mọc răng nha khoa Đăng Lưu giới thiệu tới các mẹ một số phương pháp sau nhằm khắc phục tình trạng chậm mọc răng của bé và kích thích các mầm răng chồi lên.
Cách xử lý khi bé chậm mọc răng
♦ Thông thường trẻ mọc răng luôn đang trong thời kỳ bú sữa mẹ. Nên trong khoảng thời gian này mẹ không nên ăn uống kiêng khem gì cả. Tốt nhất nên bổ sung nhiều dưỡng chất và mỗi ngày nên uống ít nhất khoảng 2 tới 3 ly sữa để bé có thể hấp thu được dưỡng chất qua sữa mẹ. Đặc biệt, trong sữa có nhiều canxi đặc biệt là trong sữa mẹ, canxi có tác dụng làm chắc răng và kích thích sự chổi lên của mầm răng.
♦ Nên bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cho bé. Ngoài sữa mẹ nên bổ sung thêm dưỡng chất thuộc vào 3 nhóm dinh dưỡng chủ yếu sau :
Những chất dinh dưỡng giúp cơ thể tăng trưởng : Nhóm dinh dưỡng có nhiều trong thịt, tôm, cua, cá…
Những dinh dưỡng để tạo ra năng lượng để cho cơ thể hoạt động : Nhóm dinh dưỡng này có nhiều trong dầu thực vật, pho mát, ngũ cốc, bơ, sữa…
Những dinh dưỡng để bảo vệ cơ thể : Nhóm dinh dưỡng này có nhiều trong các loại rau, củ, quả tươi…
♦ Cá loại dinh dưỡng cung cấp hằng ngày cho trẻ phải sạch sẽ, đảm bảo chất lượng cũng như rõ ràng nguồn gốc.
♦ Khi bé được 1 tháng tuổi thì các mẹ nên cho bé phơi nắng hàng ngày, mỗi ngày ít nhất khoảng 15 phút và chỉ nên cho bé phơi nắng vào lúc trước 9 giờ sáng và sau 4 giờ chiều.
♦ Các mẹ có thể bổ sung thêm cho bé các chất canxi hoặc vitamin D bằng thuốc. Nhưng lưu ý phải có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
♦ Không nên pha sữa cho trẻ bằng các loại nước như : nước cháo, nước cơm, nước rau củ vì điều này làm bé khó hấp thụ canxi
♦ Giữ gìn sức khỏe răng miệng cho bé bằng cách thường xuyên sử dụng khăn vải mềm để lâu sạch lợi và lưỡi của bé.
Trên đây là một số cách xử lý khi bé chậm mọc răng được nha khoa Đăng Lưu giới thiệu. Các mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho bé nhà mình.
Nguồn: Nha khoa Đăng Lưu
Niềng răng mặt lưỡi (mặt trong) và cách chăm sóc
Em niềng răng mặt lưỡi, mới gắn hàm dưới mà như thế giới sắp sụp đổ , ăn thì nó nhét tùm lum vào mắc rất đau và khó chịu, chưa kể dây buộc mắc cài lúc ăn và nói cứa xước hết lưỡi. Niềng mặt lưỡi thế này có gì khác biệt so với niềng mặt trước răng không ạ? Và cho e hỏi cách chăm sóc khi niềng cho tốt với ạ
Cách khôi phục răng cửa bị mẻ
Nửa bên dưới răng của tôi bị mẻ. Tôi muốn biết có những phương án khôi phục nào và việc khôi phục răng sẽ có độ bền bao lâu? Tôi mới 20 tuổi thì sẽ cần thay thế vật liệu phục hình khoảng bao nhiêu lần nữa? Nếu tôi dán sứ veneer lên răng thì có cần phải tiến hành rút tủy hay bọc răng sứ trước không?
Có thể dán sứ cho hai răng cửa bị thưa để thu hẹp khoảng cách giữa chúng không?
Liệu sau khi dán sứ hai răng này có bị khác so với những răng còn lại không? Tôi nghe nói rằng đa số mọi người đều cần dán từ 6 – 8 răng nhưng tôi lo ngại vấn đề về chi phí. Liệu phương pháp dán composite có thể thay thế được cho phương pháp dán sứ Veneer về lâu dài không? Tôi không muốn phải chi tiền cho phương pháp dán compostie rồi sau vài năm lại phải tiếp tục phải bỏ tiền ra thay thế mặt dán composite bằng mặt dán sứ.
Làm cách nào để tránh những đường viền đen khi bọc răng sứ?
Tôi thấy nhiều người sau khi bọc răng sứ, xuất hiện các đường tối màu ở viền lợi. Có cách nào để tránh vấn đề này không?
Màu sắc của răng sứ hiện nay trắng hơn so với cách đây 20 năm?
Tôi được biết là răng sứ không bị ngả màu nhưng ở đa số các bức ảnh mà tôi xem thì các răng sứ cũ đều được thay thế bằng răng sứ mới có màu trắng hơn hẳn. Đó là do răng sứ được sản xuất bây giờ có màu trắng hơn răng sứ trước kia hay là do răng sứ cũ bị ngả màu?
Các hướng dẫn chăm sóc răng miệng cơ bản khi đeo niềng răng và hàm duy trì
Không bao giờ là quá muộn cho việc phòng chống lão hóa, kể cả các biện pháp ngăn ngừa hay điều trị các dấu hiệu lão hóa đã xuất hiện trên da.
Trên thực tế, vùng da ở mu bàn tay không hề khác biệt so với da mặt.
Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị eczema (bệnh chàm)
Chúng ta đều biết những tác hại mà ánh nắng và môi trường gây ra cho làn da nhưng có rất ít người nghĩ đến những tác động tiêu cực của việc học hành, thi cử đối với sức khỏe làn da của lứa tuổi còn đi học.