Cô gái 26 tuổi bị hoại tử chỏm xương đùi
Chị T, 26 tuổi ở Đà Nẵng bị đau khớp háng nặng phải đi khập khiễng và không thể thực hiện các động tác thường ngày như ngồi xổm, vắt chéo chân, đi cầu thang... trong một năm rưỡi qua. Tháng 9/2023, chị T từ Philippines về Việt Nam điều trị.
ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, Trưởng khoa Tái tạo khớp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết chị T bị hoại tử chỏm xương đùi cả hai bên khớp háng chưa rõ nguyên nhân. Bệnh này có thể điều trị bảo tồn bằng cách dùng thuốc và tập vật lý trị liệu. Tuy nhiên, tình trạng chị T. đã tiến triển nặng, đau dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày, cần được phẫu thuật thay khớp.
Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi là bệnh gì?
Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi là tình trạng máu cung cấp cho xương bị gián đoạn khiến các mô xương bị hoại tử. Khi nguồn cung cấp máu bị cắt đứt, các ổ xương bị khuyết hổng sẽ khiến cho phần sụn và xương dần bị phá hủy lâu dần sẽ gây gãy xương dưới sụn, xẹp chỏm xương đùi sau đó thoái hóa chức năng khớp háng dẫn đến tàn phế.
Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi thứ phát thường gặp ở độ tuổi trung niên, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới.
Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi như:
-
Chấn thương hoặc gãi rạch xương đùi có thể làm hỏng mạch máu và gây hoại tử mô xương.
-
Sự suy yếu của mạch máu: Bất kỳ tình trạng nào làm yếu đi mạch máu cũng có thể gây ra hoại tử chỏm xương đùi. Điều này bao gồm viêm khớp, sự bị áp lực từ các khối u hoặc các vấn đề máu khác.
-
Thuốc và hóa chất: Sử dụng lâu dài các loại thuốc, chẳng hạn như corticosteroid hoặc thuốc chống viêm nonsteroidal, cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh này. Ngoài ra, hút thuốc lá và tiêu thụ nhiều cồn cũng có thể gây hại mạch máu.
-
Các vấn đề về máu: Bệnh lý máu, chẳng hạn như bệnh bạch cầu giảm hoặc bệnh tạo hình các tế bào máu, cũng có thể gây ra bệnh.
- Tuổi tác: tuổi tác cao làm tăng khả năng mắc bệnh.
- Giới tính: nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới
Triệu chứng của hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi
Những triệu chứng người bệnh thường gặp khi bị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi gồm:
- Đau khớp háng: Cơn đau xuất hiện ở mặt trong vùng bẹn lan xuống mặt trong đùi. Một số trường hợp cơn đau có thể lan đến vùng mông.
- Cơn đau có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên khớp háng. Cơn đau trở nên nghiêm trọng khi vận động, đứng lâu và thuyên giảm khi nghỉ ngơi, đau nhói ở khớp háng khi lên – xuống cầu thang, ngồi xổm, đi bộ lâu, vận động khớp háng đột ngột,… Triệu chứng đau thường âm ỉ, khiến người bệnh khó chịu. Đau dữ dội hơn khi tác động mạnh vào khớp háng.
- Cứng khớp: cứng khớp háng thường xuất hiện vào buổi sáng, khó dạng chân hoặc bước chân, giảm sau vài cử động khớp. Triệu chứng xuất hiện thường xuyên vào ngày trời lạnh hoặc ẩm thấp.
- Hạn chế vận động khớp: Cơn đau có thể khiến người bệnh gặp khó khăn khi vận động khớp háng như xoay trong, xoay ngoài, dạng hoặc khép. Đặc biệt, người hoại tử chỏm xương đùi rất khó ngồi xổm, gần như rất khó để thực hiện tư thế này.
Điều trị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi
Tùy từng bệnh nhân, giai đoạn bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp, cụ thể.
- Điều trị bảo tồn
Ở giai đoạn sớm dùng thuốc giúp cải thiện triệu chứng, giảm đau và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Trong những trường hợp nặng các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả và đau đớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, phẫu thuật có thể là phương pháp điều trị tốt nhất để giải quyết vấn đề.
- Điều trị phẫu thuật thay khớp
Phẫu thuật điều trị hoại tử chỏm xương đùi có thể giúp bệnh nhân giảm đau khớp háng, giúp việc đi lại dễ dàng hơn. Các phẫu thuật gồm: Khoan giải ép chỏm xương đùi; Ghép xương mác có cuống mạch; Đục xương chỉnh trục...
Thay khớp háng: Khi chỏm xương bị xẹp, người bệnh cần được thay khớp háng. Đây là lựa chọn điều trị cuối cùng.
Tuy nhiên trong trường hợp, tình trạng hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi của bệnh nhân chưa quá nghiêm trọng, các phương pháp điều trị bảo tồn giúp giảm đau và cải thiện sức khỏe người bệnh có thể là lựa chọn tốt hơn.
Đái tháo đường (tiểu đường) là một bệnh lý liên quan đến sự không cân bằng của đường huyết trong cơ thể. Nếu không được kiểm soát tốt, nó có thể gây...
Nếu trẻ tiếp xúc hay chơi chung với trẻ bị đau mắt đỏ khác thì khả năng lây nhiễm sẽ rất cao. Vì thế cha mẹ phải thường xuyên để ý trẻ, thường xuyên...
Hiện nay có một số loài rắn độc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh chỉ sau vài giờ nếu không được cấp cứu kịp thời. Biểu hiện chính khi bị...
Có nhiều yếu tố khiến trí nhớ bị suy giảm. Tuy nhiên, nếu tuổi trẻ chúng ta biết cách để cải thiện trí nhớ thì khi về già sẽ khiến ta trở nên minh mẫn...
Bệnh nhân 55 tuổi (ở Quảng Ninh) sau khi sốt 3 ngày liên tiếp, mệt mỏi, đau hạ sườn phải đã đi khám và được chẩn đoán áp xe gan do amip Entamoeba...
Lưỡi là một bộ phận quan trọng trong cơ thể con người với nhiều chức năng khác nhau, từ việc giúp tiêu hóa thức ăn đến việc tham gia vào việc nói...
Kích thước cậu nhỏ phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống, tập luyện, cơ địa. Bên cạnh việc sử dụng thực phẩm chức năng, quý ông có thể bổ sung các loại...
Ăn yến có tốt cho phổi không ? Là câu hỏi được rất nhiều người dùng yến quan tâm. Trong bài viết này CEO bà Phan Thị Thái Như sẽ giải đáp câu hỏi ăn...
Yến sào Milany có nguồn gốc từ đâu là những câu hỏi khách hàng của Milany thường đặt câu hỏi.
Bác sĩ Andrew Weil - Giám đốc Trung tâm Y học Tích hợp Đại học Arizona đã kết luận rằng lối sống lành mạnh là chìa khóa để phòng ngừa bệnh tật và thúc...