Cần làm gì để hạn chế lây nhiễm đau mắt đỏ?
Đau mắt đỏ - dịch bệnh đang hoành hành khiến nhiều người lo lắng
Không ai sống trên đời lại thoát khỏi một lần đau mắt đỏ hay còn gọi là đau mắt dịch. Đáng tiếc là sau khi bị bệnh không thu được miễn dịch trọn đời như với sởi hay thủy đậu. Chính vì thế có người sẽ bị lần thứ 2 rồi thứ 3... Thủ phạm là virus nhóm Adeno, có 6 loại dưới nhóm từ A tới F với 47 type huyết thanh khác nhau. Biểu hiện bệnh lý do Adenovirus trên mắt khá đa dạng:
- Viêm kết mạc có hột cấp
- Viêm kết giác mạc dịch tễ
- Viêm thanh quản - kết mạc có sốt
- Viêm kết giác mạc có hột mạn tính
Đây là bệnh lý có tính toàn cầu, gây dịch, thường xảy ra vào mùa nóng. Bệnh lây lan dễ dàng do virus có tính kháng cồn, tồn tại trên các bề mặt dụng cụ gia đình và cả dụng cụ y tế tới... 35 ngày. Biểu hiện chung là triệu chứng nhiễm virus: sốt nhẹ, ho, đau họng, nổi hạch. Sau đó là các triệu chứng tại mắt rầm rộ, rất khó chịu: đỏ mắt, ra gỉ, cộm rát.
Với thể viêm kết - giác mạc các triệu chứng của viêm giác mạc sẽ xuất hiện từ ngày thứ 7 đến 14: viêm biểu mô lan tỏa, viêm dưới biểu mô dạng đốm, đám thẩm lậu dưới biểu mô.
Con đường lây lan của đau mắt đỏ
Thực tế, như chúng ta thấy, với những trường hợp đau mắt do virus có thể lây qua nhiều đường nhưng đặc biệt nguy hiểm và nhanh nhất là lây qua hệ hô hấp. Bệnh nhân bị đau mắt đỏ có thể kèm theo hiện tượng viêm họng, sốt, đau họng, nổi hạch.
Người đau mắt đỏ có thể lây bệnh cho người khác ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng, việc lây bệnh diễn ra ở thời kỳ ủ bệnh. Và ngay khi bệnh nhân đã khỏi vẫn có thể lây cho người khác trong vòng một tuần.
Tương tự, việc đeo kính không loại trừ hết nguy cơ lây bệnh mà chỉ giảm thiểu khả năng lây bệnh. Nếu đeo kính nhưng vẫn dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt thì khả năng lây bệnh là rất lớn.
Đau mắt đỏ lây truyền qua những hạt tiết tố nhỏ li ti khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi; qua đồ dùng cá nhân, khăn tay; qua nước bị nhiễm khuẩn (nước hồ bơi). Vì thế, bệnh dễ lây ở trẻ em học cùng trường hoặc người sống cùng một nhà.
Cần làm gì để hạn chế lây nhiễm đau mắt đỏ?
Để tránh bị đau mắt đỏ, cần tránh đưa tay bẩn lên mắt, nên đeo kính râm khi ra đường. Sau một ngày lao động có tiếp xúc bụi mắt, sau khi tổng vệ sinh gia đình, cơ quan nên rửa mặt sạch rồi tra vào mắt một vài giọt nước nhỏ mắt Natri Clorid 0,9%, rửa mặt bằng khăn sạch, nước sạch; thường xuyên giặt khăn mặt bằng xà phòng và phơi dưới nắng.
- Khi bị đau mắt đỏ, để vừa chăm sóc mắt nhanh khỏi vừa tránh lây lan cho người khác cần có ý thức giữ vệ sinh cá nhân tốt (dùng riêng khăn mặt, vật dụng cá nhân); khi mắc bệnh cần được nghỉ ngơi, hạn chế giao tiếp để tránh lây lan cho người khác.
- Không đi học, đi làm khi bị đau mắt đỏ để tránh bệnh lây lan. Nếu trong gia đình có người đau mắt đỏ, nên cách li ở một phòng đồ dùng nên dùng riêng để hạn chế lây cho các thành viên trong gia đình.
- Đeo khẩu trang khi có các triệu chứng ho, hắt hơi. Vệ sinh bàn ghế, không gian sinh hoạt bằng các dung dịch sát khuẩn bề mặt.
- Không tiếp xúc ở nơi đông người. Hạn chế dụi tay vào mắt, mũi, miệng. Nếu mắt chảy nhiều nước mắt, có nhiều ghèn rỉ mắt thì sử dụng khăn giấy hoặc bông gạc y tế (sử dụng 1 lần) để vệ sinh, sau đó bỏ vào thùng rác có nắp đậy để tránh tạo thành nguồn lây cho gia đình và người xung quanh, sát khuẩn tay sau khi vệ sinh mắt.
- Không sử dụng kính áp tròng khi đang bị viêm kết mạc.
Ngoài ra, người bệnh đau mắt đỏ nên đi khám bác sĩ để được chỉ định điều trị. Về nhà, cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để bệnh nhanh hồi phục. Tuyệt đối không dùng lại thuốc cũ hoặc dùng chung thuốc với người khác.
Tóm lại, đau mắt đỏ là bệnh lý nhẹ ít gây biến chứng nghiêm trọng nhưng dễ lây lan cho cộng đồng. Theo đó, người bệnh cần được nghỉ ngơi, chăm sóc mắt đúng cách, điều trị cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc nhãn khoa, hạn chế đi lại để tránh lây lan cho cộng đồng. Nếu cần đi lại nên đeo kính râm để mắt bớt bị chói và bảo vệ mắt.
Hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh khiến trẻ dễ mắc các bệnh đường tiêu hoá, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng cả thể chất lẫn trí não.
Bỏng điện là loại bỏng nặng, có tỷ lệ tử vong cao, nếu điều trị khỏi cũng thường để lại di chứng nặng nề...
Thoái hóa khớp là một tình trạng phổ biến ở người cao tuổi, đặc biệt là ở những người trên 60 tuổi.
Ra nhiều mồ hôi tay chân là một rối loạn của cơ thể do sự kích thích quá mức của các thụ thể cholinergic trên các tuyến mồ hôi (Eccrine) gây đổ mồ hôi...
Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi là tình trạng máu cung cấp cho xương bị gián đoạn khiến các mô xương bị hoại tử.
Đái tháo đường (tiểu đường) là một bệnh lý liên quan đến sự không cân bằng của đường huyết trong cơ thể. Nếu không được kiểm soát tốt, nó có thể gây...
Nếu trẻ tiếp xúc hay chơi chung với trẻ bị đau mắt đỏ khác thì khả năng lây nhiễm sẽ rất cao. Vì thế cha mẹ phải thường xuyên để ý trẻ, thường xuyên...
Hiện nay có một số loài rắn độc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh chỉ sau vài giờ nếu không được cấp cứu kịp thời. Biểu hiện chính khi bị...
Có nhiều yếu tố khiến trí nhớ bị suy giảm. Tuy nhiên, nếu tuổi trẻ chúng ta biết cách để cải thiện trí nhớ thì khi về già sẽ khiến ta trở nên minh mẫn...
Bệnh nhân 55 tuổi (ở Quảng Ninh) sau khi sốt 3 ngày liên tiếp, mệt mỏi, đau hạ sườn phải đã đi khám và được chẩn đoán áp xe gan do amip Entamoeba...