Những câu hỏi thường gặp khi bị mắc sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết có những biểu hiện gì dễ nhận biết?
Sốt xuất huyết là bệnh do virus Dengue và gây ra nhiều tác động lên cơ thể. Người bệnh có thể nhận biết các dấu hiệu nghi ngờ sốt xuất huyết như:
- Sốt cao đột ngột, liên tục
- Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn
- Da xung huyết
- Đau mỏi người, đau cơ, đau khớp, nhức hai hốc mắt
- Ngày thứ 4 kể từ khi có biểu hiện sốt, thường xuất hiện chấm đỏ dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
Thông thường mắc sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi?
Bệnh sốt xuất huyết diễn biến qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn sốt: Diễn ra từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 4. Lúc này bệnh nhân thường sốt, đau đầu, mệt mỏi toàn thân, khó chịu. Tuy nhiên đây chưa phải giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Có thể điều trị tại nhà dưới sự giám sát của nhân viên y tế. Khi có những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cần nhập viện để theo dõi.
Giai đoạn nguy hiểm: Xuất hiện từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7. Có thể có chỉ định nhập viện đối với những bệnh nhân cao tuổi hoặc các bệnh nhân có bệnh lý nền kèm theo để theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm các biến chứng hay dấu hiệụ nặng.
Giai đoạn hồi phục: Sau khoảng 2 tuần, bệnh nhân sẽ hồi phục lại hoàn toàn.
Người bệnh sốt xuất huyết có thể điều trị tại nhà dưới sự giám sát của nhân viên y tế. Người mắc sốt xuất huyết cần thực hiện xét nghiệm máu hàng ngày đặc biệt từ ngày thứ 3-7 của bệnh. Bên cạnh đó cần theo dõi các dấu hiệu cảnh báo như đau bụng, nôn nhiều, các dấu hiệu xuất huyết ở niêm mạc như đi tiểu ra máu, nôn ra máu, ho ra máu, chảy máu cam kéo dài, xuất hiện kinh nguyệt sớm/kinh nguyệt kéo dài… Lúc này cần phải nhập viện ngay để theo dõi và điều trị.
Có nên tắm khi bị sốt xuất huyết không?
Khi bị mắc sốt xuất huyết hay sốt nói chung cần tránh cho cơ thể nhiễm lạnh. Người mắc sốt xuất huyết nên hạn chế tắm vì việc tắm khó có thể giữ ấm được cho cơ thể.
Bên cạnh đó, trong những ngày đầu khi sốt cao bệnh nhân có thể không tắm. Nhưng ở giai đoạn hết sốt, bệnh nhân sẽ có tâm lý chủ quan hơn. Tuy nhiên đây mới là giai đoạn nguy hiểm do tiểu cầu giảm và có những rối loạn về vận mạch khiến bệnh nhân dễ bị choáng, ngất. Nếu khi tắm xảy ra những va chạm hoặc gây chảy máu sẽ rất khó cầm, khiến bệnh trở nặng.
Sốt xuất huyết ăn gì tốt cho sức khỏe?
Bệnh nhân sốt xuất huyết cần một chế độ ăn uống cân đối và giàu dưỡng chất để giúp họ phục hồi nhanh chóng và duy trì sức khỏe. Sốt xuất huyết thường gây ra các triệu chứng như sốt cao, mệt mỏi, đau cơ xương và có thể gây mất cân nặng. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống cho bệnh nhân sốt xuất huyết:
Nước và nước uống: Bệnh nhân sốt xuất huyết thường mất nước nhanh chóng do sốt và mồ hôi nhiều. Họ cần uống đủ nước để duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể. Nước lọc, nước trà không đường, và nước cốt chanh là những lựa chọn tốt. Hạn chế uống rượu và các đồ uống có cafein.
Thực phẩm giàu dưỡng chất: Bệnh nhân cần cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể để giúp họ phục hồi. Các thực phẩm giàu dưỡng chất bao gồm rau xanh, trái cây tươi, thịt gà, cá, trứng, sữa, hạt giống, và đậu.
Thức ăn dễ tiêu hóa: Chọn thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo (chẳng hạn là cháo gạo), súp lọc, bánh mỳ trắng, và thịt mềm. Tránh thức ăn cay nóng, thức ăn chiên, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ và thực phẩm nặng nề.
Thức ăn giàu kali: Sốt xuất huyết có thể gây mất kali trong cơ thể, nên cố gắng ăn thức ăn giàu kali như chuối, cam, khoai tây, bắp, và sữa.
Tránh thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn: Hạn chế tiêu thụ thức ăn chưa chín kỹ hoặc thức ăn có thể nhiễm khuẩn, như hải sản sống hoặc thịt tươi sống.
Ăn nhiều bữa nhỏ: Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày có thể giúp hấp thụ dưỡng chất tốt hơn và giảm áp lực trên dạ dày.
Tránh thức ăn kích thích: Tránh thức ăn và đồ uống có thể kích thích dạ dày hoặc ruột như cafein và thức ăn cay nóng.
Người cao tuổi được khuyến khích tập đi bộ nhanh để giữ gìn sức khỏe. Đây cũng là hình thức tập luyện đơn giản, dễ thực hiện nên ai cũng có thể áp...
Thiếu máu não gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Chính vì thế, khi thấy các triệu chứng của thiếu máu não, cần đi khám bác sĩ để có biện pháp...
Viêm tụy là một bệnh lý ít gặp ở trẻ em nên các dấu hiệu bệnh thường bị bỏ qua, nếu chẩn đoán và xử trí muộn thì diễn tiến bệnh sẽ phức tạp.
TBMMN là tình trạng một phần của não bị hỏng đột ngột do mất máu nuôi dưỡng hoặc vỡ mạch máu não. Việc kiểm soát hiệu quả huyết áp là một phần quan...
Mỗi người có một cách vượt qua nỗi sợ hãi, sang chấn khác nhau. Có những người họ thích nghi được nhưng có những người không thể thích nghi được. Thậm...
Tuyến giáp nằm gần cổ, vì vậy những triệu chứng ban đầu có thể dễ dàng bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các tình trạng sức khỏe khác. Sự nhạy bén trong...
Viêm xoang cấp là tình trạng viêm các xoang cạnh mũi trong một khoảng thời gian ngắn với các triệu chứng rầm rộ như: Sốt nhẹ, chảy mũi, ngạt tắc mũi,...
Có rất nhiều triệu chứng tiềm tàng của các khối u não, nhưng không phải người bệnh nào cũng có đầy đủ tất cả các triệu chứng ấy...
Khi mắc tăng huyết áp, cần có lối sống lành mạnh phù hợp, cần kiểm tra huyết áp thường xuyên và sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Đau mắt đỏ có thể có nguyên nhân và nguyên do khác nhau, và triệu chứng có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Điều trị đau mắt đỏ cần có...