1

Ung thư bàng quang giai đoạn 2: Triệu chứng, điều trị và tiên lượng

Ung thư bàng quang bắt đầu lớp niêm mạc bàng quang. Sau một thời gian, ung thư sẽ lan vào các lớp bên trong của thành bàng quang rồi lan ra khỏi bàng quang đến khu vực xung quanh. Tế bào ung thư có thể lan theo máu hoặc hệ bạch huyết đến các cơ quan ở xa trong cơ thể.
Ung thư bàng quang giai đoạn 2: Triệu chứng, điều trị và tiên lượng Ung thư bàng quang giai đoạn 2: Triệu chứng, điều trị và tiên lượng

Ung thư bàng quang được chia thành 5 giai đoạn dựa trên kích thước của khối u nguyên phát và mức độ lan rộng của ung thư.

Ở giai đoạn 2, tế bào ung thư đã xâm lấn lớp mô liên kết trong thành bàng quang nhưng chưa lan ra khỏi bàng quang đến các hạch bạch huyết và các cơ quan khác.

Ung thư bàng quang giai đoạn 2 vẫn có thể chữa khỏi.

Triệu chứng ung thư bàng quang giai đoạn 2

Nước tiểu có máu thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư bàng quang. Người bệnh cũng có thể cảm thấy đau hoặc khó chịu khi đi tiểu. Các triệu chứng khác của ung thư bàng quang giai đoạn 2 còn có:

  • Đi tiểu nhiều lần
  • Buồn tiểu đột ngột dù bàng quang chưa đầy
  • Không thể đi tiểu
  • Đau vùng chậu
  • Đau lưng
  • Ăn không ngon miệng

Điều trị ung thư bàng quang giai đoạn 2

Phác đồ điều trị sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, chẳng hạn như tuổi tác và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Phác đồ có thể là sự kết hợp của nhiều phương pháp điều trị. Bác sĩ sẽ theo dõi tiến trình và điều chỉnh phác đồ điều trị nếu cần thiết. Người bệnh có thể cần thêm các phương pháp giúp giảm nhẹ triệu chứng ung thư và tác dụng phụ của các phương pháp điều trị chính.

Các phương pháp điều trị ở giai đoan 2 của ung thư bàng quang gồm có:

Phẫu thuật

Hầu hết các ca bệnh ung thư bàng quang đều được điều trị bằng phẫu thuật. Ở giai đoạn 2, người bệnh thường phải phẫu thuật cắt toàn bộ bàng quang cùng một phần mô xung quanh.

Ở nam giới, tuyến tiền liệt và túi tinh sẽ bị cắt bỏ cùng bàng quang. Ở phụ nữ, tử cung, ống dẫn trứng, thành trước âm đạo và niệu đạo sẽ bị cắt bỏ. Đây là những khu vực mà ung thư bàng quang thường lan đến.

Một số trường hợp còn phải vét hạch chậu (loại bỏ hạch vùng chậu).

Vì bàng quang có chức năng chứa nước tiểu nên sau khi cắt bỏ bàng quang, bác sĩ sẽ phải thực hiện một thủ thuật nhằm tạo ra con đường mới để đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể, thủ thuật này gọi là chuyển lưu dòng tiểu. Có ba loại chuyển lưu dòng tiểu chính thường được thực hiện sau khi cắt toàn bộ bàng quang điều trị ung thư: chuyển lưu dòng tiểu không tự chủ, chuyển lưu dòng tiểu tự chủ và tạo bàng quang mới.

Chuyển lưu dòng tiểu không tự chủ là một thủ thuật trong đó sử dụng một đoạn ruột của người bệnh nối với niệu quản, sau đó nối đến một lỗ mở trên thành bụng. Nước tiểu từ thận sẽ chảy qua niệu quản đến lỗ mở rồi được chứa trong một chiếc túi nhỏ mà người bệnh đeo trên bụng. Người bệnh sẽ không thể kiểm soát được sự đào thải nước tiểu và phải xả nước tiểu trong túi khi túi đầy.

Chuyển lưu dòng tiểu tự chủ cũng sử dụng một đoạn ruột nhưng khác ở chỗ, đoạn ruột được dùng để tạo ra một túi chứa nước tiểu bên trong cơ thể, túi này được nối với niệu quản và đồng thời nối với lỗ mở trên thành bụng. Lỗ mở được lắp van một chiều để ngăn nước tiểu chảy ra ngoài. Người bệnh phải đưa ống thông vào van để dẫn nước tiểu ra ngoài nhiều lần trong ngày. Phương pháp này có ưu điểm là không cần đeo túi chứa nước tiểu trên bụng và người bệnh kiểm soát được phần nào sự đào thải nước tiểu.

Lựa chọn thứ ba là tạo ra một bàng quang mới từ một đoạn ruột của chính người bệnh, bàng quang này được nối với niệu quản và niệu đạo. Phương pháp này cho phép người bệnh đi tiểu như bình thường.

Khoảng 50 đến 80% người mắc bệnh ung thư bàng quang giai đoạn 2 được chữa khỏi sau phẫu thuật cắt toàn bộ bàng quang. (1)

Các rủi ro của phẫu thuật điều trị ung thư bàng quang gồm có:

  • Nhiễm trùng
  • Tổn thương các cơ quan lân cận
  • Rối loạn chức năng tình dục

Nếu như ung thư chưa lan rộng trong bàng quang thì có thể chỉ cần cắt một phần bàng quang cùng với các hạch bạch huyết lân cận. Sau phẫu thuật, người bệnh vẫn có thể đi tiểu bình thường nhưng bàng quang sẽ không chứa được nhiều nước tiểu như trước.

Trong những trường hợp ung thư bàng quang không xâm lấn cơ (ung thư chưa lan vào lớp cơ của bàng quang), người bệnh có thể chỉ cần phẫu thuật cắt bỏ khối u qua niệu đạo (TURBT). Thủ thuật này cũng thường được sử dụng để đánh giá mức độ lan rộng của ung thư trước khi điều trị. Bác sĩ đưa ống nội soi qua niệu đạo vào bàng quang của người bệnh để kiểm tra bàng quang. Nếu khối u nhỏ và chưa phát triển sâu vào thành bàng quang, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ toàn bộ khối u. Sau đó, khối u sẽ được mang đi phân tích.

Hóa trị

Hóa trị có thể được thực hiện trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u và ngăn ung thư lan rộng (hóa trị tân bổ trợ). Hóa trị cũng có thể được thực hiện sau phẫu thuật để loại bỏ tế bào ung thư còn sót lại và ngăn ngừa ung thư tái phát (hóa trị bổ trợ). Các tác dụng phụ của hóa trị gồm có buồn nôn, rụng tóc và mệt mỏi.

Hóa trị điều trị ung thư bàng quang gồm có hóa trị trong bàng quang và hóa trị toàn thân. Hóa trị trong bàng quang có nghĩa là thuốc hóa trị được tiêm trực tiếp vào bàng quang. Hóa trị toàn thân có nghĩa là thuốc hóa trị được truyền qua đường tĩnh mạch và tác động đến toàn bộ cơ thể.

Xạ trị

Xạ trị sử dụng các hạt hoặc sóng năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Ung thư bàng quang thường được điều trị bằng xạ trị chùm tia bên ngoài, trong đó sử dụng một thiết bị chiếu chùm tia phóng xạ vào khu vực có khối u. Người bệnh thường phải điều trị 5 ngày một tuần trong thời gian vài tuần. Một số tác dụng phụ của xạ trị là mệt mỏi và kích ứng da.

Biến chứng của ung thư bàng quang giai đoạn 2

Phác đồ điều trị ung thư bàng quang giai đoạn 2 thường gồm có phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ bàng quang. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiểu tiện của người bệnh trong suốt quãng đời còn lại.

Nếu trì hoãn điều trị hoặc điều trị không thành công, ung thư sẽ lan ra ngoài bàng quang đến các cơ quan lân cận và cơ quan ở xa trong cơ thể (giai đoạn 3 và giai đoạn cuối).

Phục hồi sau ung thư bàng quang giai đoạn 2

Sự phục hồi sẽ phụ thuộc vào phác đồ điều trị. Bác sĩ sẽ cung cấp thông tin chi tiết về:

  • Tác dụng phụ ngắn hạn, tác dụng phụ đến muộn và tác dụng phụ dài hạn của các phương pháp điều trị
  • Dấu hiệu ung thư tái phát
  • Khuyến nghị về lối sống, chế độ ăn uống
  • Lên lịch tái khám và xét nghiệm sàng lọc các loại ung thư khác

Tiên lượng của người bị ung thư bàng quang giai đoạn 2

Theo số liệu từ những người được chẩn đoán mắc ung thư bàng quang từ năm 2007 đến 2013, tỷ lệ sống sót sau 5 năm tương đối của người mắc ung thư bàng quang giai đoạn 2 là khoảng 77%. (2) Tuy nhiên, các phương pháp điều trị ung thư trong những năm gần đây đã có nhiều sự thay đổi và hiệu quả hơn. Nhờ đó mà tuổi thọ của người bệnh được cải thiện đáng kể. Hơn nữa, tiên lượng thực tế còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, gồm có:

  • Tuổi tác và tình trạng sức khỏe của người bệnh
  • Loại ung thư và cấp độ khối u
  • Phác đồ điều trị và mức độ đáp ứng điều trị

Bác sĩ sẽ đưa ra tiên lượng cụ thể dựa trên những yếu tố này.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: ung thư bàng quang
Tin liên quan
Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 2: Triệu chứng, điều trị và tiên lượng
Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 2: Triệu chứng, điều trị và tiên lượng

Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh có thể điều trị và là một trong những bệnh ung thư có tỷ lệ sống cao. Phát hiện ung thư ở giai đoạn 2 vẫn được coi là phát hiện sớm và tiên lượng sẽ tốt hơn so với những trường hợp phát hiện muộn hơn.

Ung thư bàng quang: Triệu chứng, điều trị và tiên lượng
Ung thư bàng quang: Triệu chứng, điều trị và tiên lượng

Ung thư bàng quang là bệnh ung thư bắt đầu ở tế bào của bàng quang. Ung thư bàng quang gây ra các triệu chứng về tiết niệu cùng các triệu chứng khác như đau lưng và mệt mỏi. Việc điều trị phụ thuộc vào giai đoạn và loại ung thư.

Triệu chứng và điều trị ung thư bàng quang giai đoạn cuối
Triệu chứng và điều trị ung thư bàng quang giai đoạn cuối

Ung thư bàng quang giai đoạn cuối còn được là ung thư bàng quang di căn, có nghĩa là ung thư đã lan ra khỏi bàng quang đến các cơ quan khác. Việc điều trị ung thư giai đoạn cuối rất khó khăn. Bài viết dưới đây là những thông tin cơ bản về ung thư bàng quang giai đoạn cuối, gồm có các triệu chứng, những lựa chọn điều trị hiện có, biến chứng và tiên lượng của người bệnh.

Ung thư bàng quang xâm lấn cơ: Triệu chứng, điều trị và tiên lượng
Ung thư bàng quang xâm lấn cơ: Triệu chứng, điều trị và tiên lượng

Khi ung thư đã lan vào lớp cơ của bàng quang hoặc xa hơn thì được gọi là “ung thư bàng quang xâm lấn cơ”. Loại ung thư bàng quang này thường lan nhanh chóng, vì vậy nên tiên lượng của những người mắc bệnh rất kém.

Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối: Triệu chứng và điều trị
Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối: Triệu chứng và điều trị

Khi bệnh ung thư tuyến tiền liệt tiến triển sang giai đoạn cuối, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở và chán ăn thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây