1

Tư thế tốt nhất khi bị nhồi máu cơ tim

Khi nhận thấy ai đó có dấu hiệu nhồi máu cơ tim, bước đầu tiên là gọi cấp cứu 115. Để họ ngồi hoặc nằm xuống để giảm áp lực lên tim, đồng thời giảm được nguy cơ bị thương do té ngã nếu người đó bất tỉnh. Đặt người bệnh ở tư thế phù hợp sẽ giúp giảm triệu chứng và tránh các biến chứng hoặc chấn thương có thể xảy ra.
Hình ảnh 37 Tư thế tốt nhất khi bị nhồi máu cơ tim

Khi bị nhồi máu cơ tim thì nên để cơ thể ở tư thế nào là tốt nhất?

Tư thế tốt nhất là tư thế an toàn và thoải mái. Nên để bệnh nhân ngồi để giảm áp lực lên tim.

Nếu có thể, hãy cho họ ngồi tựa vào tường, giường hoặc ghế để giảm nguy cơ té ngã nếu họ bất tỉnh.

Theo Quỹ Tim mạch và Đột quỵ Canada, ngồi hoặc nằm đều ổn miễn là người bệnh được thoải mái. Thường thì tư thế ngồi và nằm không ảnh hưởng đến chức năng tim hay chức năng của các cơ quan khác. Tránh để họ đứng hay di chuyển vì như vậy có thể làm tăng áp lực cho tim.

Cần làm gì trong khi chờ cấp cứu đến?

Lưu ý rằng một người bị đau tim có thể coi nhẹ các triệu chứng và cố gắng tiếp tục hoạt động mà họ làm trước khi các triệu chứng xuất hiện.

Gọi cấp cứu ngay

Dù người bệnh có thể không muốn gọi xe cứu thương vì cho rằng không cần thiết, nhưng hãy nhẹ nhàng trấn an và khuyên họ ngồi yên, thả lỏng cơ thể trong lúc chờ cấp cứu. Nếu có thể, hãy nới lỏng quần áo để máu dễ lưu thông hơn.

Ghi lại triệu chứng

Ghi lại các triệu chứng mà người bệnh gặp phải và thời gian bắt đầu xuất hiện. Nếu có, hãy chuẩn bị sẵn danh sách các loại thuốc mà họ thường sử dụng để cung cấp cho nhân viên y tế.

Cung cấp thông tin y tế

Hãy chuẩn bị các thông tin về bệnh sử hoặc dị ứng của người bệnh nếu có thể. Tuy nhiên đừng hỏi quá nhiều vì điều này có thể khiến họ căng thẳng thêm. Ngoài ra, nếu họ đã uống aspirin thì cũng cần báo lại cho nhân viên y tế.

Cho họ uống thuốc giảm đau ngực (đau thắt ngực)

Nếu họ đã được bác sĩ kê đơn thuốc như nitroglycerin thì hãy cho họ sử dụng. Nếu không có sẵn thuốc, có thể cho họ nhai và nuốt chậm một viên aspirin 325 mg (nếu không bị dị ứng hoặc có bệnh lý cấm sử dụng aspirin). Aspirin có thể giúp phá vỡ cục máu đông gây tắc động mạch vành.

Lưu ý: Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy nhai aspirin trước khi được chăm sóc y tế giúp làm tăng khả năng sống sót.

Không cho người bệnh ăn

Không cho người bệnh ăn bất cứ thứ gì. Họ có thể uống một vài ngụm nước nếu cần.

Giữ bình tĩnh và động viên

Nếu người bệnh hoảng sợ, hãy nhắc nhẹ rằng đội cấp cứu đang trên đường tới và họ sẽ được hỗ trợ sớm. Luôn ở bên cạnh người bệnh hoặc đảm bảo có người khác ở bên họ.

Liên hệ người thân

Báo cho người thân hoặc bạn bè của người bệnh để hỏi các thông tin y tế cần thiết và thông báo về tình hình.

Nếu người bệnh bất tỉnh, hãy gọi lại 115 và làm theo hướng dẫn

Báo ngay cho đội ngũ cấp cứu nếu tình trạng người bệnh thay đổi. Bạn có thể được hướng dẫn thực hiện hồi sức tim phổi (CPR) hoặc sử dụng máy sốc tim tự động (AED) nếu có sẵn.

Kết luận

Nhồi máu cơ tim là một tình trạng nguy hiểm, nhưng hãy cố gắng giữ bình tĩnh, giúp người bệnh ngồi hoặc nằm thoải mái trong khi chờ xe cứu thương đến. Điều này sẽ rất hữu ích để giảm thiểu các nguy cơ nghiêm trọng hơn.

Hãy tập trung giữ cho người bệnh được an toàn, thoải mái và bình tĩnh. Đừng chần chừ mà phải gọi cấp cứu ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng nhồi máu cơ tim.

Bộ phận hỗ trợ cấp cứu có thể đưa ra lời khuyên hoặc hỏi những thông tin cần thiết trong lúc chờ xe cứu thương. Nếu có thể, hãy nhờ người khác giúp gọi điện thoại hoặc ở bên cạnh người bệnh để quá trình xử lý diễn ra thuận lợi hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Liệu pháp ngăn ngừa và bổ sung cho điều trị nhồi máu cơ tim
Liệu pháp ngăn ngừa và bổ sung cho điều trị nhồi máu cơ tim

Chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh là điều vô cùng cần thiết để duy trì một trái tim khỏe.

Nong mạch vành sau nhồi máu cơ tim: Rủi ro và lợi ích
Nong mạch vành sau nhồi máu cơ tim: Rủi ro và lợi ích

Nong mạch vành sau nhồi máu cơ tim có những rủi ro và lợi ích như thế nào?

Cần làm gì khi sau nhồi máu cơ tim
Cần làm gì khi sau nhồi máu cơ tim

Sống sót sau cơn nhồi máu cơ tim là một điều may mắn nhưng bệnh vẫn hoàn toàn có thể tái phát. Vậy nên, điều quan trọng là bạn cần biết mình phải làm gì để có thể ngăn ngừa nguy cơ tiếp tục bị nhồi máu cơ tim trong tương lai.

Phân biệt chứng ợ nóng và nhồi máu cơ tim
Phân biệt chứng ợ nóng và nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim và ợ nóng là hai vấn đề khác nhau nhưng lại có cùng một triệu chứng đó là đau tức ngực. Vì thế nên đôi khi chúng ta rất khó mà biết được mình nên gọi cấp cứu ngay lập tức hay chỉ cần uống một viên thuốc kháng axit là đủ.

Nhồi máu cơ tim có những loại nào? Những thông tin cần biết về nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim có những loại nào? Những thông tin cần biết về nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là một dạng của hội chứng mạch vành cấp (ACS), xảy ra khi tim không được cung cấp đủ máu. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về từng loại nhồi máu cơ tim, cũng như các lưu ý về phòng ngừa, điều trị và phục hồi sau cơn nhồi máu cơ tim.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây