1

Thuốc statin có gây đau khớp không?

Statin là thuốc kê đơn có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu. Một số người sử dụng statin gặp phải tác dụng phụ, gồm có đau khớp.
Thuốc statin có gây đau khớp không? Thuốc statin có gây đau khớp không?

Nếu bạn hoặc người quen đang phải giảm mức cholesterol, chắc hẳn bạn đã nghe nói đến statin.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), statin là nhóm thuốc được kê phổ biến nhất và đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm cholesterol lipoprotein mật độ thấp, hay LDL cholesterol.

Theo Viện Tim mạch học Hoa Kỳ (ACC), mức LDL cholesterol cao là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) ước tính cứ 5 người thì có 1 người tử vong do bệnh tim mạch vào năm 2022.

Statin ức chế một trong những bước đầu tiên của quá trình tổng hợp cholesterol. Các loại thuốc này làm giảm sự sản xuất cholesterol tại gan bằng cách điều chỉnh tăng thụ thể LDL. Điều này ngăn cholesterol thừa tích tụ bên trong động mạch, nguyên nhân có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Kết quả cuối cùng là giảm 25 đến 50% LDL cholesterol và giảm nguy cơ xảy ra biến cố tim mạch.

Nhìn chung, statin được dung nạp tốt. Khoảng 85 đến 90% người dùng thuốc báo cáo không gặp phải tác dụng phụ.

Tuy nhiên, giống như các loại thuốc kê đơn khác, một số người dùng statin gặp phải tác dụng phụ. Đọc tiếp để tìm hiểu thêm về các tác dụng phụ của statin, bao gồm cả đau khớp.

Đau khớp do statin

Có rất ít nghiên cứu gần đây về statin và đau khớp. Mặc dù đau cơ và đau khớp là những vấn đề riêng biệt nhưng nếu bạn đang dùng statin và bị đau nhức thì cần xác định chính xác vị trí đau.

Vấn đề được phản ánh nhiều nhất ở những người dùng statin là đau cơ. Tỷ lệ thay đổi đáng kể, từ 0,3 đến 33%. Điều này là do các nhóm dân số khác nhau tham gia vào các nghiên cứu và việc xác định không chính xác vị trí bị đau.

Hơn nữa, những bệnh nhân dùng statin thường được yêu cầu để mắt đến các vấn đề về cơ. Vì vậy, số trường hợp gặp phải các vấn đề về cơ có thể cao hơn thực tế.

Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy đau, các triệu chứng gồm có:

  • Đau cơ
  • Yếu cơ
  • Chuột rút

Trong những trường hợp rất hiếm gặp, người dùng statin bị tiêu cơ vân, đây là một tình trạng có thể gây tử vong. Phần lớn người dùng stati đều không gặp phải vấn đề này nhưng bạn nên báo cho bác sĩ khi bị đau nhức bất thường trong thời gian dùng thuốc.

Các tác dụng phụ khác của statin

Các tác dụng phụ khác đã được báo cáo của statin gồm có:

  • Vấn đề về gan hoặc tiêu hóa
  • Tăng đường huyết
  • Bệnh tiểu đường type 2
  • Vấn đề về trí nhớ

Theo các nhà nghiên cứu, sự khởi phát bệnh tiểu đường type 2 là không phổ biến ở người đùng statin. Số liệu cho thấy rằng mỗi 10.000 người dùng statin trong vòng 5 năm chỉ có 50 đến 100 trường hợp được báo cáo là mắc mới bệnh tiểu đường type 2.

Tỷ lệ mắc mới bệnh tiểu đường type 2 khi dùng statin cao hơn ở những người đã có các yếu tố nguy cơ từ trước, gồm có béo phì, tiền tiểu đường, hemoglobin glycat hóa và rối loạn đường huyết lúc đói.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết lợi ích của việc sử dụng statin lớn hơn rủi ro, ngay cả ở những người có nguy cơ cao đã mắc bệnh tiểu đường.

Vấn đề về trí nhớ là một chủ đề được tranh luận và cần được nghiên cứu thêm. Nghiên cứu gần đây thậm chí đã chỉ ra rằng statin có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer và suy giảm nhận thức nhẹ.

Nên làm xét nghiệm men gan định kỳ để ngăn ngừa các vấn đề về gan. Nếu men gan tăng khi dùng statin, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều. Điều này thường sẽ đưa men gan về mức bình thường.

Giảm thiểu nguy cơ

Statin là một nhóm thuốc hiệu quả giúp giảm cholesterol trong máu nhưng không phải là cách duy nhất để giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Theo nghiên cứu, thay đổi lối sống có thể làm giảm cả mức LDL cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tim mạch, gồm có:

  • Chế độ ăn uống có lợi cho tim
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Tránh xa các sản phẩm thuốc lá
  • Tập thể dục đều đặn

Điều quan trọng là phải ghi nhớ những yếu tố này khi dùng statin.

Nếu cơ thể ban đầu phản ứng bất lợi với một loại statin, bạn vẫn còn nhiều lựa chọn khác. Bác sĩ có thể sẽ điều chỉnh liều dùng hoặc đổi sang một loại statin khác.

Sau đó có thể chuyển sang dùng loại statin khác, giảm liều từ từ và dùng statin cách ngày.

Tóm tắt bài viết

Statin đã được chứng minh là giúp ngăn ngừa nhồi máu cơ tim và đột quỵ, đặc biệt là trong trường hợp các vấn đề này là do di truyền. Nhưng statin không phải là cách duy nhất để giảm cholesterol. Những thay đổi đơn giản trong chế độ ăn uống và tăng cường hoạt động thể chất cũng có thể tạo nên sự khác biệt lớn. Trước khi bắt đầu dùng statin, bạn nên trao đổi với bác sĩ về các yếu tố nguy cơ của bản thân và lợi ích cũng như rủi ro của thuốc.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bệnh van tim có thể điều trị bằng thuốc không?
Bệnh van tim có thể điều trị bằng thuốc không?

Thuốc có thể giúp kiểm soát một số triệu chứng của bệnh van tim và hỗ trợ cải thiện chức năng tim. Tuy nhiên, hiện không có loại thuốc nào có thể điều trị hoặc chữa khỏi hoàn toàn các vấn đề về van tim cụ thể.

Có nên thay đổi chế độ ăn khi dùng thuốc chẹn beta hay không?
Có nên thay đổi chế độ ăn khi dùng thuốc chẹn beta hay không?

Nước cam, thực phẩm bổ sung kali và đồ uống chứa caffein có thể ảnh hưởng đến một số loại thuốc chẹn beta. Bác sĩ sẽ tư vấn những thực phẩm an toàn tùy theo loại thuốc và tình trạng sức khỏe của bạn.

6 cách giúp làm giảm cholesterol mà không cần dùng thuốc
6 cách giúp làm giảm cholesterol mà không cần dùng thuốc

Nếu tình trạng cholesterol cao chỉ ở mức nhẹ hoặc trung bình, bạn có thể áp dụng các biện pháp tại nhà, chưa cần dùng đến thuốc để kiểm soát và hạ cholesterol hiệu quả.

So sánh thuốc statin và sterol thực vật trong kiểm soát cholesterol
So sánh thuốc statin và sterol thực vật trong kiểm soát cholesterol

Statin là loại thuốc được bác sĩ kê đơn để giúp giảm nồng độ cholesterol LDL trong máu. Trong khi đó, sterol thực vật là hợp chất có khả năng ngăn cơ thể hấp thu cholesterol từ thực phẩm. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai phương pháp này và lựa chọn sao cho phù hợp.

Uống rượu khi đang dùng statin có an toàn không?
Uống rượu khi đang dùng statin có an toàn không?

Statin là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất để làm giảm cholesterol. Tuy nhiên, việc uống rượu có thể làm trầm trọng thêm một số tác dụng phụ ở những người mắc các bệnh lý nhất định, đặc biệt là các vấn đề về gan.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây