Thai phụ nên và không nên ăn những gì?
Theo các nhà dinh dưỡng thì những tuần đầu của thai kỳ, bạn nên chọn những thức ăn thanh đạm, mát, nhiều dưỡng chất để tẩm bổ cho bào thai. Ngoài ra, bạn có thể ăn những thức ăn hơi chua cay để kích thích tiết gastric acid, tăng cảm giác thèm ăn. Trong trường hợp bị nghén, nôn ói nhiều, bạn nên ăn thức ăn có tính kiềm như rau quả, ăn chuối, sung, khoai tây, cải bó xôi… (chứa nhiều vitamin B), dưa lưới, dâu tây, súp lơ trắng, ớt xanh… (chứa nhiều vitamin C) để giảm cảm giác khó chịu. Bạn cần ăn thêm nhiều rau quả có màu sậm cho giàu khoáng chất.
Đến giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, bạn chọn thức ăn giàu protein, calcium, vitamine như: cá, thịt, trứng, các loại đậu, hải đới, rong biển, canh xương thịt và các loại rau quả tươi.
Khi có thai, mẹ bầu không nên ăn những thức ăn có chứa thuốc. Muốn bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi, nên chọn cách ăn canh. Song, bạn cần lưu ý mấy điểm sau:
* Không nên kiêng ăn: Thai nhi phải nhờ vào dinh dưỡng của người mẹ mới phát triển được. Do đó, nếu ăn kiêng sẽ gây cản trở cho sự phát triển của thai nhi. Bạn cần đảm bảo cân bằng đầy đủ và hợp lý chất dinh dưỡng. Nhưng cũng không nên ăn quá nhiều. Nên khống chế lượng thức ăn đưa vào cơ thể, sao cho cân bằng để tránh gây bất thường cho quá trình trao đổi chất.
* Không nên ăn canh nấu bằng hoa quả: Do hàm lượng đường trong hoa quả cao sẽ làm trao đổi đường trong thời gian mang thai bất thường, dễ gây bệnh tiểu đường. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh, người bị tiểu đường trong thời gian mang thai đa phần do ăn uống nhiều thức ăn có hàm lượng đường cao. Không ăn mặn để tránh bị phù thũng. Bạn cùng không nên ăn nhiều mỡ khiến thai nhi quá to, gây khó sinh hoặc băng huyết sau sinh.
* Bổ sung canxi hợp lý: Để xương em bé phát triển tốt, bạn nên bổ sung đầy đủ canxi. Nhưng không quá nhiều để tránh tình trạng sinh khó (do xương thai nhi quá cứng). Nhớ uống sữa mỗi ngày và tiếp xúc với ánh nắng buổi sáng (từ 6 giờ đến 8 giờ) để giúp chuyển hoá vitamin D, tăng hấp thụ canxi. Làm theo chỉ định của bác sĩ, trog việc sử dụng thuốc bổ sung sắt, canxi, mulvitamin cho mẹ bầu.
Tôi đang có thai lần thứ hai nhưng không có triệu chứng gì, như vậy có bình thường không?
- Bác sĩ ơi, tôi đang có thai lần thứ hai nhưng không có triệu chứng gì, như vậy có bình thường không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1155 lượt xem
Có túi thai nhưng không thấy yolksac và phôi?
Em có kinh ngày cuối là 21-2, đến 3-4 thử que thì thấy 2 vạch đậm. Nhưng đi siêu âm thì chỉ có túi thai 23*9mm mà không có yolksac và phôi. Bác sĩ nói thai em có nguy cơ cao là không phát triển nữa, hẹn tuần sau đến siêu âm để xác định lại. Vậy, thai của em liệu có cơ hội phát triển được không ạ?
- 1 trả lời
- 9136 lượt xem
Phụ nữ mang thai không nên tắm bồn có đúng không?
- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói, phụ nữ đang mang thai không nên tắm bồn. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 2172 lượt xem
Hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai có an toàn không?
Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?
- 1 trả lời
- 3696 lượt xem
Đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không?
- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?
- 1 trả lời
- 1423 lượt xem
Trở ngại lớn nhất đối với những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có thể là khả năng có thai ngay lập tức.
Các bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai không nên chủng ngừa vắc-xin sống, sử dụng virus được làm suy yếu, như vắc-xin MMR (sởi, quai bị và rubella) và vắcxin thủy đậu. Nhưng có hai loại vắc xin mà bác sĩ khuyến cáo các bà bầu nên tiêm: vắc xin cúm và Tdap (uốn ván-bạch hầu-ho gà).
Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến các biến chứng cho cả mẹ và bé trong khi mang thai và khi sinh nở.
Nếu bác sĩ yêu cầu bạn phải nằm nghỉ trên giường trong phần thời gian còn lại của thai kỳ, thì điều gì sẽ xảy ra?