1

Tác dụng phụ khi điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn cuối

Ung thư là một nhóm các bệnh nguy hiểm mà nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây tử vong. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị ung thư cũng đi kèm với nhiều tác dụng phụ và thậm chí còn có thể dẫn đến các biến chứng vĩnh viễn.
Tác dụng phụ khi điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn cuối Tác dụng phụ khi điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn cuối

Các tác dụng phụ

Mỗi người lại có đáp ứng khác nhau với các phương pháp điều trị ung thư buồng trứng nhưng dưới đây là một số tác dụng phụ phổ biến nhất.

Nhiễm trùng

Hóa trị liệu là phương pháp sử dụng các loại thuốc hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư đang phân chia nhanh chóng trong cơ thể. Vì đi theo đường máu đến khắp cơ thể nên những loại thuốc này có thể phá hủy cả các tế bào khỏe mạnh. Một trong những loại tế bào khỏe mạnh thường bị tổn hại trong quá trình hóa trị là các tế bào có nhiệm vụ tạo ra tế bào bạch cầu (tế bào gốc tạo máu). Tế bào bạch cầu đảm nhiệm vai trò chống lại những tác nhân xâm nhập vào cơ thể từ bên ngoài như vi khuẩn, virus. Do đó, khi các tế bào gốc tạo máu bị tổn hại trong quá trình hóa trị thì số lượng tế bào bạch cầu trong cơ thể sẽ giảm và điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Chảy máu và bầm tím

Các phương pháp điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn cuối có thể phá hủy tiểu cầu. Tiểu cầu là các tế bào giúp cầm máu. Khi không có đủ tiểu cầu, tình trạng chảy máu mỗi khi bị thương sẽ kéo dài và tạo nên những vết bầm tím lớn hơn bình thường.

Mất khả năng sinh sản và mãn kinh

Một số phụ nữ cần phải phẫu thuật cắt bỏ một số bộ phận trong hệ sinh dục để điều trị ung thư buồng trứng. Nếu cắt cả hai buồng trứng và tử cung thì sẽ không thể mang thai được nữa. Ngoài ra, khi buồng trứng bị cắt đi thì phụ nữ sẽ bước vào thời kỳ mãn kinh ngay lập tức.

Bệnh bạch cầu

Mặc dù hiếm nhưng hóa trị liệu có thể làm hỏng tủy xương. Điều này sẽ dẫn đến bệnh bạch cầu dòng tủy (myeloid leukemia).

Tổn hại thận

Cisplatin (Platinol) - một loại thuốc hóa trị - có thể gây tổn hại thận vĩnh viễn. Bệnh nhân có thể cần truyền dịch tĩnh mạch cả trước và sau khi điều trị để ngăn ngừa biến chứng này.

Bệnh lý thần kinh

Cisplatin, paclitaxel (Taxol) và docetaxel (Taxotere) là các loại thuốc hóa trị đã được chứng minh là có thể gây tổn thương dây thần kinh và dẫn đến bệnh lý thần kinh. Khi vấn đề trở nên nặng hơn thì người bệnh sẽ bị tê, châm chích và đau ở tứ chi.

Mất thính lực

Cisplatin cũng có thể làm hỏng các dây thần kinh dẫn đến tai. Điều này sẽ ảnh hưởng đến thính giác.

Thoát vị

Người bệnh có nguy cơ bị thoát vị sau phẫu thuật điều trị ung thư. Điều này xảy ra khi thành của các cơ quan bị suy yếu hoặc thủng. Lỗ thủng khiến cho các cơ quan và mô bị lệch khỏi vị trí bình thường, dẫn đến thoát vị.

Thủng ruột

Một số liệu pháp nhắm trúng đích điều trị ung thư buồng trứng có thể gây thủng ruột già (đại tràng). Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng và cần phẫu thuật cùng với dùng thuốc để khắc phục.

Các vấn đề với buồng tiêm truyền dưới da

Khi cần điều trị bằng phương pháp hóa trị, bác sĩ sẽ đặt một thiết bị gọi là buồng tiêm truyền dưới da vào ngực. Buồng tiêm truyền là một cổng nhỏ hình tròn cho phép đưa thuốc hóa trị trực tiếp vào máu. Theo thời gian, vị trí đặt buồng tiêm truyền có thể bị nhiễm trùng. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề và biến chứng nghiêm trọng hơn.

Các tác dụng phụ khác

Mỗi phương pháp điều trị ung thư đều có các tác dụng phụ và biến chứng riêng. Những người đang trong quá trình điều trị ung thư buồng trứng còn có thể gặp phải những tác dụng phụ khác như:

  • Cơ thể mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Rụng tóc
  • Ăn không ngon miệng
  • Sụt cân
  • Loét miệng
  • Phát ban ở tay và chân
  • Loãng xương
  • Da khô, bong tróc và phồng rộp

Những phương pháp hỗ trợ

Một số phương pháp điều trị ung thư buồng trứng cần được kết hợp cùng các quy trình phẫu thuật khác, ví dụ như:

  • Tạo hậu môn nhân tạo: Khi ung thư buồng trứng di căn đến đại tràng thì sẽ cần cắt bỏ một phần nhỏ của cơ quan này để loại bỏ đi khối u hay các tế bào bất thường. Trong một số trường hợp, bác sĩ chỉ cần nối hai phần đại tràng còn lại với nhau. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng khả thi. Đôi khi sẽ cần thực hiện thủ thuật tạo hậu môn nhân tạo. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ nối phần trên của đại tràng với một lỗ mở trên bụng. Chất thải sẽ đi ra ngoài cơ thể qua lỗ mở này. Trong hầu hết các trường hợp thì đây chỉ là giải pháp tạm thời. Sau một thời gian thì sẽ có thể nối đại tràng lại với nhau.
  • Đặt ống thông: Sẽ cần phải cắt bỏ đi một phần bàng quang nếu phát hiện có các tế bào ung thư. Nếu vậy thì sẽ phải đặt ống thông vào bàng quang thông qua ống niệu đạo. Ống thông sẽ dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài trong thời gian hồi phục sau phẫu thuật. Sau khi bàng quang lành lại hoàn toàn thì ống thông sẽ được tháo ra và người bệnh có thể đi tiểu bình thường.
  • Đặt stent niệu quản: Trong những trường hợp mà khối u chặn một hoặc cả hai niệu đạo thì sẽ cần đặt stent niệu quản để giúp cơ thể xả nước tiểu. Trong một số ít trường hợp, stent có thể bị tắc, bị hỏng hoặc bị nhiễm trùng. Điều này sẽ gây tổn hại thêm cho đường tiết niệu hoặc ruột.

Khắc phục các tác dụng phụ

Hầu hết tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư buồng trứng sẽ tự hết khi kết thúc quá trình điều trị nhưng cũng có một số tác dụng phụ kéo dài lâu hơn hoặc thậm chí là vĩnh viễn. Cần thảo luận với bác sĩ và cân nhắc kỹ những lợi ích, rủi ro của mỗi phương pháp trước khi bắt đầu điều trị.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Xét nghiệm BRCA ở bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn cuối
Xét nghiệm BRCA ở bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn cuối

Nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn cuối thì bác sĩ sẽ đề nghị làm xét nghiệm di truyền tìm các đột biến gen BRCA, đặc biệt là khi có thành viên khác trong nhà cũng mắc ung thư buồng trứng.

Ung thư buồng trứng: Tiên lượng, tuổi thọ và tỷ lệ sống theo từng giai đoạn
Ung thư buồng trứng: Tiên lượng, tuổi thọ và tỷ lệ sống theo từng giai đoạn

Khi bị chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng, có lẽ điều đầu tiên nhiều phụ nữ nghĩ đến là có chữa khỏi được không và mình còn sống được bao lâu.

Ung thư buồng trứng giai đoạn 4 còn sống được bao lâu?
Ung thư buồng trứng giai đoạn 4 còn sống được bao lâu?

Giai đoạn 4 là giai đoạn cuối của bệnh ung thư buồng trứng. Ở giai đoạn này, ung thư đã lan rộng (di căn) ra ngoài hệ sinh dục và vùng chậu đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Hiểu và điều trị triệu chứng đau do ung thư buồng trứng
Hiểu và điều trị triệu chứng đau do ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng được cho là một trong những “kẻ giết người thầm lặng” vì nhiều phụ nữ không có bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi bệnh di căn (lan đến những khu vực, bộ phận khác trong cơ thể).

Các phương pháp điều trị ung thư buồng trứng
Các phương pháp điều trị ung thư buồng trứng

Có nhiều cách để điều trị bệnh ung thư buồng trứng. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính nhưng cũng thường được kết hợp với hóa trị, xạ trị, liệu pháp hormone hoặc liệu pháp nhắm trúng đích.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây