Nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp ở người trẻ tuổi

Mặc dù người trên 65 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn nhưng căn bệnh này có thể xảy ra ở độ tuổi trẻ hơn, thậm chí ở độ tuổi 20.
Nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp ở người trẻ tuổi Nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp ở người trẻ tuổi

Tăng huyết áp (cao huyết áp) là tình trạng áp lực máu chảy qua động mạch liên tục ở mức cao. Điều này thường là do động mạch bị hẹp, gây cản trở sự lưu thông máu.

Huyết áp thường tăng khi có tuổi, vì vậy nên tuổi cao là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp. Tuy nhiên, người trẻ tuổi cũng có thể bị tăng huyết áp do các yếu tố như cân nặng, chế độ ăn uống và di truyền.

Nếu tình trạng tăng huyết áp không được kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống và dùng thuốc, huyết áp cao kéo dài sẽ làm hỏng mạch máu cũng như tim, não và các cơ quan khác. Tăng huyết áp còn làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tăng huyết áp ở người trẻ tuổi, các triệu chứng cần lưu ý, cách điều trị và phòng ngừa tình trạng này.

Nguyên nhân gây tăng huyết áp ở người trẻ tuổi

Có nhiều nguyên nhân gây tăng huyết áp ở người trẻ tuổi, gồm có:

  • Béo phì: Chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 25 hay tỷ lệ vòng eo - hông trên 0,85 (béo phì) sẽ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp.
  • Uống nhiều rượu: Kết quả của một nghiên cứu nhỏ trên 80 thanh niên ở Kenya cho thấy không uống rượu bia có thể giảm 70% nguy cơ tăng huyết áp.
  • Hút thuốc: Một nghiên cứu vào năm 2020 thực hiện trên 322 người trẻ tuổi ở Bangladesh cho thấy hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tăng huyết áp.
  • Một số loại thuốc: Thuốc tránh thai chứa estrogen, một số loại thuốc chống trầm cảm và một số thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là những ví dụ về những loại thuốc có thể làm tăng huyết áp.
  • Sử dụng chất cấm: Steroid đồng hóa, cocaine, amphetamine và MDMA (thuốc lắc) sẽ khiến cho huyết áp tăng cao tạm thời nhưng sử dụng lâu dài các chất này có thể dẫn đến bệnh tăng huyết áp.
  • Ăn nhiều muối: Ăn hơn 10 gram muối mỗi ngày có thể làm tăng huyết áp.
  • Lối sống ít vận động: Để giảm nguy cơ tăng huyết áp, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo nên tập cardio cường độ vừa phải 150 phút mỗi tuần và tập các bài tập tăng cường sức mạnh ít nhất 2 ngày mỗi tuần.
  • Một số bệnh lý: Bệnh thận, suy giáp và chứng ngưng thở khi ngủ là những bệnh lý có thể gây tăng huyết áp.
  • Ăn thịt đỏ: Kết quả của nghiên cứu tại Kenya còn cho thấy rằng những người trẻ tuổi ăn thịt đỏ 1 - 2 lần mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn 77% so với những người không bao giờ ăn thịt đỏ.
  • Di truyền: Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), nếu một người thân trong gia đình bị tăng huyết áp trước 60 tuổi thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn gấp đôi.

Triệu chứng tăng huyết áp ở người trẻ tuổi

Tăng huyết áp thường không gây ra triệu chứng, đó là lý do tại sao tình trạng này được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”. Nếu bạn có nguy cơ bị tăng huyết áp thì nên đo huyết áp thường xuyên.

Nếu có, các triệu chứng thường là:

  • Đau đầu, thường gặp nhất vào buổi sáng
  • Chảy máu mũi
  • Hụt hơi
  • Chóng mặt
  • Đỏ bừng mặt
  • Mệt mỏi
  • Đau ngực
  • Cảm giác hồi hộp
  • Tim đập nhanh hoặc không đều

Tăng huyết áp nghiêm trọng còn có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Vấn đề về thị lực
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Lú lẫn

Biến chứng của tăng huyết áp ở người trẻ tuổi

Nếu không được điều trị, tăng huyết áp có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.

Một nghiên cứu lớn vào năm 2023 với sự tham gia của hơn 1,3 triệu nam giới cho thấy những người bị tăng huyết áp ở tuổi 18 có nguy cơ gặp biến cố tim mạch (như đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim) ở tuổi trung niên cao hơn so với những người có huyết áp bình thường ở tuổi 18.

Ngoài các vấn đề về tim mạch, tăng huyết áp ở người trẻ tuổi còn có thể dẫn đến:

  • tổn thương thận
  • tổn thương mắt
  • suy giảm nhận thức
  • xơ vữa động mạch

Khi nào cần đi khám?

Do giai đoạn đầu của bệnh tăng huyết áp thường không có triệu chứng nên AHA khuyến nghị tất cả người lớn từ 20 tuổi trở lên nên đo huyết áp một lần mỗi năm.

Nên đo huyết áp thường xuyên hơn nếu có người thân trong gia đình bị tăng huyết áp hoặc nếu mắc các bệnh lý làm tăng nguy cơ tăng huyết áp.

Nếu có triệu chứng của bệnh tăng huyết áp, hãy đi khám để xác định nguyên nhân.

Cũng nên đi khám nếu tự đo huyết áp tại nhà và chỉ số liên tục ở mức cao.

Chẩn đoán tăng huyết áp ở người trẻ tuổi

Để chẩn đoán tăng huyết áp, bác sĩ sẽ đo huyết áp. Bạn cũng có thể sẽ phải đo huyết áp tại nhà vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày.

Huyết áp được đo bằng đơn vị milimét thủy ngân (mmHg) và được biểu thị qua hai chỉ số:

  • Chỉ số đầu tiên hoặc chỉ số bên trên là huyết áp tâm thu: cho biết áp lực của máu lên thành động mạch khi tim đập.
  • Chỉ số thứ hai hay chỉ số ở dưới là huyết áp tâm trương: cho biết áp lực trong động mạch khi tim nghỉ ngơi giữa các nhịp đập.

Mức huyết áp khỏe mạnh là dưới 120/80 mmHg. Huyết áp tâm thu từ 130 đến 139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80 đến 89 mmHg là tăng huyết áp cấp độ 1.

Nếu kết quả đo huyết áp cao hơn bình thường, bạn sẽ phải thực hiện thêm một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân và kiểm tra xem các cơ quan có bị tổn thương hay không. Các xét nghiệm này gồm có:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Điện tâm đồ
  • Siêu âm tim

Điều trị tăng huyết áp ở người trẻ tuổi

Bước đầu tiên cần thực hiện để kiểm soát tăng huyết áp ở người trẻ tuổi là thay đổi lối sống, gồm có chế độ ăn uống, tăng cường vận động, hạn chế rượu bia, bỏ thuốc lá, giảm cân nếu thừa cân...

Nếu huyết áp vẫn cao sau khi đã thay đổi lối sống, bạn sẽ phải sử dụng thuốc để làm giảm huyết áp. Các loại thuốc chính được sử dụng để điều trị tăng huyết áp gồm có:

  • Thuốc ức chế men chuyển (ACE)
  • Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II
  • Thuốc chẹn kênh canxi
  • Thuốc lợi tiểu thiazid
  • Thuốc chẹn beta

Phòng ngừa tăng huyết áp ở người trẻ tuổi

Duy trì lối sống lành mạnh có thể giúp kiểm soát huyết áp ổn định và ngăn ngừa tăng huyết áp:

  • Kiểm soát cân nặng
  • Tập thể dục thường xuyên (tập cardio, ví dụ như chạy bộ, ít nhất 150 phút mỗi tuần và tập các bài tập thể hình như tập tạ 2 hoặc 3 lần mỗi tuần để tăng cường sức mạnh của cơ)
  • Ăn uống lành mạnh, ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc.
  • Hạn chế uống rượu bia
  • Bỏ thuốc lá nếu hút
  • Giảm căng thẳng (có thể thử các biện pháp thư giãn như thiền, yoga hoặc bài tập thở)
  • Ngủ đủ giấc (lý tưởng nhất là 7 đến 9 tiếng mỗi ngày)

Tóm tắt bài viết

Tăng huyết áp là một bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra ở người trẻ tuổi.

Thông thường, giai đoạn đầu của bệnh tăng huyết áp không biểu hiện triệu chứng, vì vậy nên nếu bạn còn trẻ và có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp thì nên đo huyết áp thường xuyên. Nếu không được điều trị, tăng huyết áp có thể dẫn đến các biến chứng tim mạch nghiêm trọng như đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.

Duy trì thói quen lối sống lành mạnh có thể giúp giảm và giữ ổn định huyết áp.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tăng huyết áp thứ phát: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Tăng huyết áp thứ phát: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Khi tăng huyết áp xảy ra do một bệnh lý khác thì được gọi là tăng huyết áp thứ phát. Bệnh thận mạn (suy thận mạn) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tăng huyết áp thứ phát. Để điều trị tăng huyết áp thứ phát, trước tiên cần điều trị nguyên nhân gốc rễ.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh tăng huyết áp
Các triệu chứng thường gặp của bệnh tăng huyết áp

Tăng huyết áp là bệnh chỉ bộc lộ rất ít hoặc không có triệu chứng. Do vậy mà đa số mọi người đều không hề biết mình bị bệnh trong suốt nhiều năm trời.

Tăng huyết áp có phải bệnh tim mạch không?
Tăng huyết áp có phải bệnh tim mạch không?

Tăng huyết áp không được coi là một loại bệnh tim mạch nhưng có thể dẫn đến bệnh tim mạch.

Tăng huyết áp ẩn giấu: Cách nhận biết và điều trị
Tăng huyết áp ẩn giấu: Cách nhận biết và điều trị

Tăng huyết áp ẩn giấu là khi huyết áp đo tại bệnh viện ở mức bình thường nhưng lại ở mức cao khi đo tại nhà. Theo dõi huyết áp tại nhà sẽ giúp phát hiện tình trạng này.

Tại sao tăng huyết áp được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”?
Tại sao tăng huyết áp được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”?

Tăng huyết áp, hay cao huyết áp, là một vấn đề vô cùng phổ biến nhưng đa phần không có bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng rõ ràng nào, nhất là ở giai đoạn đầu. Vì thế nên nhiều người không biết mình bị tăng huyết áp. Mặc dù không có triệu chứng nhưng nếu không được điều trị, tăng huyết áp có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Vì lý do này nên tăng huyết áp được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây