Nguy cơ ung thư buồng trứng theo độ tuổi
Nguy cơ ung thư buồng trứng trước tuổi 40
Ung thư buồng trứng hiếm khi xảy ra ở những phụ nữ dưới 40 tuổi. Dữ liệu mới nhất của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (National Cancer Institute - NCI) cho thấy tỷ lệ mắc mới là 4% trong độ tuổi từ 20 đến 34. Tỷ lệ tử vong do ung thư buồng trứng trong độ tuổi này là chưa đến 1%.
Tuy nhiên, nguy cơ mắc ung thư buồng trứng sẽ tăng lên nếu như:
- Bị ung thư vú trước tuổi 40
- Có hai người thân trở lên trong gia đình bị ung thư vú trước tuổi 50
- Có người thân trong gia đình bị ung thư buồng trứng (bất kể độ tuổi)
Nguy cơ ở độ tuổi 50 và 60
Cũng như các bệnh ung thư khác, nguy cơ mắc ung thư buồng trứng tăng lên theo tuổi tác. Gần 25% số ca mắc mới được ghi nhận từ năm 2011 đến 2015 là những phụ nữ trong độ tuổi từ 55 đến 64.
Nghiên cứu cũng cho thấy độ tuổi chẩn đoán trung bình của ung thư buồng trứng là 63. Hầu hết các trường hợp ung thư buồng trứng đều xảy ra sau khi mãn kinh.
Nguy cơ từ 70 tuổi trở lên
Trong số các ca mắc mới thì 22% là phụ nữ trong độ tuổi từ 65 đến 74. Các nghiên cứu chỉ ra rằng tuổi càng cao thì tỷ lệ sống sót càng thấp. Tỷ lệ tử vong do ung thư buồng trứng ở mức cao nhất ở nhóm phụ nữ từ 65 đến 74 tuổi.
Một bản báo cáo được công bố vào năm 2015 đưa ra giả thuyết cho rằng phụ nữ lớn tuổi ít đi khám bác sĩ chuyên khoa hơn nên thường phát hiện muộn khi mắc ung thư và dẫn đến tiên lượng xấu.
Tiền sử sản phụ khoa
Tiền sử sản phụ khoa là một yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Cụ thể, nguy cơ tăng cao ở những phụ nữ:
- bắt đầu có kinh nguyệt trước 12 tuổi
- sinh con đầu lòng sau 30 tuổi
- mãn kinh sau 50 tuổi
- chưa từng sinh con
- chưa bao giờ uống thuốc tránh thai
Các yếu tố nguy cơ khác
Tuổi tác và tiền sử sản phụ khoa không phải là các yếu tố nguy cơ duy nhất của ung thư buồng trứng mà còn có các yếu tố nguy cơ khác như:
- Di truyền: Một số đột biến gen, chẳng hạn như BRCA1 và BRCA2 làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư buồng trứng và ung thư vú. Những đột biến gen này có thể được di truyền từ mẹ hoặc bố.
- Tiền sử gia đình: Những phụ nữ có mẹ, chị gái hoặc con gái bị ung thư buồng trứng cũng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Tiến sử ung thư vú: Nếu đã và đang mắc bệnh ung thư vú thì sẽ dễ bị cả ung thư buồng trứng hơn so với những phụ nữ khỏe mạnh.
- Vô sinh: Vô sinh hoặc sử dụng các loại thuốc hỗ trợ sinh sản có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.
- Liệu pháp hormone thay thế: Việc sử dụng liệu pháp hormone thay thế sau khi mãn kinh cũng là một yếu tố nguy cơ, đặc biệt là những người dùng các sản phẩm chỉ chứa estrogen trong 5 năm trở lên.
- Béo phì: Những phụ nữ có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn.
Tuy nhiên, việc có một hay một số yếu tố nguy cơ này không có nghĩa là chắc chắn sẽ bị ung thư buồng trứng. Mặt khác, những người không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào cũng vẫn có thể mắc bệnh.
Giảm nguy cơ ung thư buồng trứng
Mặc dù không có cách nào có thể ngăn chặn hoàn toàn nhưng có thể giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư buồng trứng bằng những biện pháp dưới đây:
- Nuôi con bằng sữa mẹ
- Uống thuốc tránh thai. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, việc uống thuốc tránh thai trong vòng từ 3 đến 6 tháng có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng. Lợi ích này có thể kéo dài trong suốt nhiều năm sau khi đã ngừng uống thuốc
- Thắt ống dẫn trứng cũng có thể làm giảm đến 2/3 nguy cơ bị ung thư buồng trứng
- Phẫu thuật cắt tử cung sẽ làm giảm nguy cơ đi khoảng 1/3
- Nếu làm xét nghiệm đột biến gen BRCA và có kết quả dương tính thì có thể cân nhắc phẫu thuật cắt buồng trứng để làm giảm nguy cơ ung thư. Phương pháp phẫu thuật dự phòng này được chứng minh là có thể làm giảm từ 80 đến 90% nguy cơ ung thư buồng trứng. Ngoài ra còn có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú.
Nên đến gặp bác sĩ để được phân tích những lợi ích và rủi ro của các quy trình phẫu thuật như thắt ống dẫn trứng, cắt tử cung và cắt buồng trứng dự phòng.
Ngoài ra, cần duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Điều này giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và phòng tránh được nhiều bệnh tật khác nhau, bao gồm cả ung thư buồng trứng. Nên ăn nhiều loại trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, đồ chiên và các loại thực phẩm chế biến khác.
Tóm tắt bài viết
Mặc dù không có cách nào có thể tránh được hoàn toàn ung thư buồng trứng nhưng có nhiều biện pháp để giảm nguy cơ. Hơn nữa, nguy cơ mắc bệnh ung thư này là khá thấp. Tuy nhiên, nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc có những yếu tố nguy cơ khác thì nên nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn các biện pháp phòng ngừa.
Đôi khi phụ nữ cần cắt bỏ buồng trứng vì một số lý do như u nang buồng trứng hay ung thư buồng trứng.
Ung thư buồng trứng có các dấu hiệu cảnh báo nhưng các triệu chứng khi bệnh mới chỉ ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng và rất dễ bị bỏ qua. Do đó, chỉ có khoảng 20% trường hợp ung thư buồng trứng được phát hiện ở giai đoạn đầu.
Ung thư buồng trứng được cho là một trong những “kẻ giết người thầm lặng” vì nhiều phụ nữ không có bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi bệnh di căn (lan đến những khu vực, bộ phận khác trong cơ thể).
Giai đoạn 4 là giai đoạn cuối của bệnh ung thư buồng trứng. Ở giai đoạn này, ung thư đã lan rộng (di căn) ra ngoài hệ sinh dục và vùng chậu đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ bị tăng cân khi mắc ung thư buồng trứng.