1

Người có “H” cần tự chăm sóc bản thân như thế nào?

Ngoài việc điều trị bằng thuốc kháng virus ARV, những người nhiễm HIV cũng nên chú ý đến thói quen sinh hoạt của mình để bảo vệ sức khỏe. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên và chú ý đến sức khỏe tinh thần giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống.
tu cham soc khi co H Người có “H” cần tự chăm sóc bản thân như thế nào?

Chế độ dinh dưỡng

Những người nhiễm HIV thường bị sụt cân. Có một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng là một điều quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe.

Không có chế độ ăn uống cụ thể nào dành cho người nhiễm HIV mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên dựa trên nhu cầu cơ thể và tình trạng sức khỏe từng người. Một số lưu ý chung về chế độ ăn gồm có:

  • Ăn nhiều trái cây và rau củ tươi
  • Ăn nhiều tinh bột, tốt nhất là các loại ngũ cốc nguyên hạt, ví dụ như gạo lứt
  • Ăn thực phẩm giàu protein, ví dụ như thịt nạc, cá, trứng, các loại đậu,…
  • Ăn các sản phẩm từ sữa, ví dụ như sữa ít béo hoặc phô mai
  • Ăn các nguồn chất béo tốt, ví dụ như các loại quả hạch, quả bơ, dầu ô liu nguyên chất,…

Khi nấu ăn thì phải rửa kỹ và nấu chín để giảm nguy cơ nhiễm trùng từ thực phẩm. Cố gắng giữ cho nhà bếp luôn sạch sẽ và bảo quản thực phẩm đúng cách để tránh nhiễm khuẩn.

Một điều rất quan trọng là phải uống nhiều nước mỗi ngày. Khi được cung cấp đủ nước, cơ thể sẽ xử lý các loại thuốc trong phác đồ điều trị một cách tốt hơn. Lưu ý, phải uống nước đun sôi, không được uống nước lã.

Nếu có ý định uống bổ sung bất kỳ loại vitamin, khoáng chất hoặc thực phẩm chức năng nào thì luôn phải hỏi ý kiến bác sĩ trước. Một số chất có thể tương tác với thuốc điều trị HIV và gây ra các tác dụng phụ.

Tập thể dục

Một điều quan trọng nữa để có sức khỏe tốt trong quá trình dùng thuốc ARV là duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên. Ngoài sụt cân, những người nhiễm HIV còn thường bị mất cơ. Tập thể dục thường xuyên là một cách hiệu quả để ngăn ngừa vấn đề này.

Có ba hình thức tập luyện chính là:

  • Tập cardio
  • Tập thể hình
  • Tập luyện linh hoạt (flexible training)

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), người trưởng thành nên cố gắng tập cardio cường độ vừa ít nhất 150 phút mỗi tuần. Một số bài tập cường độ vừa gồm có đi bộ nhanh, đạp xe, chạy bộ chậm hoặc bơi lội.

Nếu như tập cardio cường độ cao thì chỉ cần tập ít nhất 75 phút mỗi tuần. Một số ví dụ bài tập cường độ cao và cần nhiều năng lượng hơn gồm có chạy bộ nhanh, nhảy dây, nhảy zumba... Tuy nhiên, nên nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu tập cường độ cao.

Ngoài tập cardio, CDC cũng khuyến nghị nên kết hợp thêm tập thể hình ít nhất 2 lần một tuần vào những ngày không liền nhau. Khi tập thể hình, cần tập tất cả các nhóm cơ chính trong cơ thể, gồm có:

  • Bắp tay
  • Chân
  • Hông
  • Cơ bụng
  • Cơ ngực
  • Cơ vai
  • Cơ lưng

Nên tập luân phiên các nhóm cơ trong tuần để mỗi nhóm cơ có thời gian nghỉ từ 1 - 2 ngày sau buổi tập.

Đối với hình thúc tập luyện tính linh hoạt thì không có hướng dẫn cụ thể về tần suất thực hiện. Các bài tập linh hoạt như giãn cơ, yoga và pilates giúp giảm căng thẳng cho cơ thể và đồng thời cải thiện sức khỏe thể chất. Bạn có thể sắp xếp tập những bài tập này 1 – 2 lần tuần để cơ thể thư giãn sau khi tập cardio và tập thể hình.

Ngoài những lợi ích về thể chất, thói quen tập thể dục thường xuyên còn giúp cải thiện sức khỏe tinh thần. Tập thể dục giúp kích thích sự sản sinh các hormone tạo cảm giác phấn chấn, vui vẻ và việc có vóc dáng cơ thể gọn gàng, săn chắc cũng giúp tăng sự tự tin. Ngoài ra, việc tham gia các môn thể thao đồng đội hoặc tập luyện theo nhóm sẽ tạo cơ hội làm quen những người bạn mới.

Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Giữ gìn sức khỏe thể chất là điều rất quan trọng khi nhiễm HIV. Ngoài ra, duy trì sức khỏe tinh thần và cảm xúc cũng rất cần thiết. Những người mới phát hiện nhiễm HIV có nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe tinh thần cao hơn, chẳng hạn như trầm cảm.

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy lo âu, chán nản, buồn bã thì hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn. Việc chia sẻ với ai đó sẽ giúp vượt qua những cảm xúc tiêu cực và cảm thấy nhẹ nhõm hơn.

Người có “H” cũng có thể tham gia vào các nhóm hỗ trợ. Tại đây, người bệnh có thể quen được những người bạn mới và cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm khi phải chung với HIV.

Cuối cùng là về việc quan hệ tình dục. Hiện nay, nhờ những tiến bộ trong y học mà người nhiễm HIV vẫn có thể quan hệ với những người âm tính với HIV và nguy cơ lây truyền là rất thấp, miễn là dùng thuốc ARV đều đặn và tải lượng virus ở mức không thể phát hiện. Tất nhiên, vẫn phải sử dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết khi quan hệ tình dục, ví dụ như đeo bao cao su.

Tóm tắt bài viết

Những người nhiễm HIV cần biết cách tự chăm sóc bản thân để giữ gìn sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống. Khi tuân thủ đúng phác đồ điều trị và duy trì thói quen sống lành mạnh, người bệnh hoàn toàn có thể sống lâu và sống khỏe mạnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: như thế, chăm sóc
Tin liên quan
Cần làm gì khi sống chung với người nhiễm HIV?
Cần làm gì khi sống chung với người nhiễm HIV?

Nếu thực hiện đúng các biện pháp phòng ngừa như quan hệ tình dục an toàn, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) thì hoàn toàn có thể chung sống một cách an toàn với người bị nhiễm HIV.

Các vấn đề về da ở người nhiễm HIV
Các vấn đề về da ở người nhiễm HIV

Sự suy giảm chức năng miễn dịch do HIV làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về da.

Cách giảm đau cho người nhiễm HIV
Cách giảm đau cho người nhiễm HIV

Những người nhiễm HIV thường phải trải qua các cơn đau mãn tính. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau khác nhau. Việc xác định được nguyên nhân sẽ giúp lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

HIV ảnh hưởng đến thận như thế nào?
HIV ảnh hưởng đến thận như thế nào?

Bệnh thận là một biến chứng của HIV và thường có thể kiểm soát được. Nguyên nhân có thể là do HIV trực tiếp gây ra hoặc do các loại thuốc kháng virus điều trị HIV.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây