1

HIV ảnh hưởng đến thận như thế nào?

Bệnh thận là một biến chứng của HIV và thường có thể kiểm soát được. Nguyên nhân có thể là do HIV trực tiếp gây ra hoặc do các loại thuốc kháng virus điều trị HIV.
HIV ảnh hưởng đến thận như thế nào? HIV ảnh hưởng đến thận như thế nào?

Nhờ có các loại thuốc kháng virus (thuốc ARV) mà những người nhiễm HIV hiện nay đã có thể sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, những người nhiễm HIV vẫn có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề sức khỏe khác, ví dụ như bệnh thận. Nguyên nhân gây bệnh thận có thể là do nhiễm HIV hoặc do tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị HIV. Trong nhiều trường hợp, bệnh thận có thể điều trị được.

Dưới đây là một số điều cần biết về nguy cơ mắc bệnh thận ở người nhiễm HIV.

Chức năng của thận

Mỗi người có hai quả thận với vai trò là các máy lọc trong cơ thể. Cơ quan này loại bỏ độc tố và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Độc tố và chất lỏng sẽ được đào thải qua nước tiểu. Mỗi quả thận có hơn một triệu bộ lọc nhỏ sẵn sàng làm sạch các chất thải ra khỏi máu.

Giống như các bộ phận khác, thận cũng có thể bị tổn hại. Nguyên nhân có thể là do bệnh tật, chấn thương hoặc một số loại thuốc. Lúc này, thận sẽ không thể thực hiện chức năng một cách bình thường. Chức năng thận kém sẽ dẫn đến sự tích tụ chất thải và chất lỏng trong cơ thể. Bệnh thận thường gây ra tình trạng mệt mỏi, sưng phù ở chân, chuột rút cơ và rối loạn tinh thần. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh thận còn có thể dẫn đến tử vong.

HIV ảnh hưởng đến thận như thế nào?

Những người nhiễm HIV và có tải lượng virus ở mức cao hoặc số lượng tế bào CD4 (tế bào T) ở mức thấp sẽ có nguy cơ cao bị bệnh thận mãn tính. HIV có thể tấn công và ngăn cản các bộ lọc trong thận thực hiện chức năng. Điều này dẫn đến bệnh thận do HIV.

Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh thận sẽ tăng cao ở những người:

  • Bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp hoặc viêm gan C
  • Trên 65 tuổi
  • Có tiền sử gia đình bị bệnh thận
  • Sử dụng thuốc gây hại cho thận trong thời gian dài (vài năm)

Có thể giảm thiểu các yếu tố nguy cơ này. Ví dụ, kiểm soát tình trạng cao huyết áp, tiểu đường hoặc viêm gan C có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận. Ngoài ra, những người nhiễm HIV có tải lượng virus thấp và số lượng tế bào T ở mức bình thường sẽ có nguy cơ bị bệnh thận thấp hơn. Uống thuốc ARV đúng theo chỉ định sẽ giúp những người nhiễm HIV duy trì tải lượng virus ở mức thấp và tăng số lượng tế bào T, từ đó ngăn ngừa tổn thương thận.

Tuy nhiên, ở một số người thì HIV không phải nguyên nhân trực tiếp gây tổn hại thận mà lại là do các loại thuốc kháng virus điều trị HIV.

Ảnh hưởng của thuốc ARV đến thận

Điều trị đều đặn bằng thuốc kháng virus ARV sẽ giúp giảm tải lượng virus, tăng số lượng tế bào CD4 và ngăn HIV tấn công cơ thể. Tuy nhiên, một số loại thuốc này lại có thể gây ra các vấn đề ở thận.

Các loại thuốc ARV có thể ảnh hưởng đến hệ thống lọc của thận gồm có:

  • tenofovir: hoạt chất trong Viread và là một trong những thành phần có trong các thuốc kết hợp Truvada, Atripla, Stribild và Complera
  • indinavir (Crixivan), atazanavir (Reyataz) và các thuốc ức chế protease khác. Những thuốc này có thể kết tinh bên trong hệ thống thoát nước của thận và gây hình thành sỏi thận

Xét nghiệm chức năng thận

Các chuyên gia khuyến nghị những người nhiễm HIV nên làm xét nghiệm chức năng thận định kỳ. Bệnh nhân sẽ cần làm xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu.

Các xét nghiệm này đo nồng độ protein trong nước tiểu và nồng độ creatinine trong máu. Kết quả sẽ giúp bác sĩ xác định xem thận có đang hoạt động tốt hay không.

Phương pháp điều trị bệnh thận khi nhiễm HIV

Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh thận cho người nhiễm HIV. Có thể bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng thuốc ARV và kê thuốc huyết áp hoặc thuốc lợi tiểu hoặc cả hai. Một số trường hợp sẽ cần lọc máu ngoài thận để làm sạch chất thải trong máu. Nếu thận đã tổn hại quá nặng thì phải tiến hành ghép thận. Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh, mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe.

Tóm tắt bài viết

Bệnh thận là một biến chứng của HIV và thường có thể kiểm soát được. Nguyên nhân có thể là do HIV trực tiếp gây ra hoặc do các loại thuốc kháng virus điều trị HIV. Những người bị nhiễm HIV cần đi khám sức khỏe định kỳ, gồm có cả xét nghiệm chức năng thận để phát hiện sớm các vấn đề phát sinh và can thiệp kịp thời.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: ảnh hưởng, như thế
Tin liên quan
Người có “H” cần tự chăm sóc bản thân như thế nào?
Người có “H” cần tự chăm sóc bản thân như thế nào?

Ngoài việc điều trị bằng thuốc kháng virus ARV, những người nhiễm HIV cũng nên chú ý đến thói quen sinh hoạt của mình để bảo vệ sức khỏe. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên và chú ý đến sức khỏe tinh thần giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống.

Những điều cần biết về bệnh zona thần kinh ở người nhiễm HIV
Những điều cần biết về bệnh zona thần kinh ở người nhiễm HIV

Những người nhiễm HIV sẽ bị bệnh zona thần kinh nặng hơn bình thường và cũng có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây