Muốn sinh mổ để tránh lây nhiễm cho em bé?
Trước hết, với kết quả xét nghiệm viêm gan B như trên, bạn cần đi khám chuyên khoa gan mật ngay để được bác sĩ tư vấn điều trị phù hợp với tình trạng thai kỳ của mình. Hơn nữa, khi vào sinh, bạn sẽ được xác định lại tình trạng viêm gan. Để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm từ mẹ, em bé của bạn sẽ được tư vấn tiêm dự phòng. Hiện, chưa có khuyến cáo chỉ nên sanh mổ cho các trường hợp mẹ bị viêm gan B đâu bạn.
Vì thế, việc sinh mổ hay sinh thường là do bác sĩ sản khoa quyết định theo các chỉ định chuyên môn lúc sắp đến ngày chuyển dạ, bạn ạ!
Uống thuốc tránh thai muộn có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Em vừa phát hiện mình có thai dù em đã uống 1 viên thuốc tránh thai cấp tốc (Meopristone - mifepristone 10mg) nhưng em uống hơi muộn, quá 72h sau khi quan hệ. Theo bác sĩ, uống trễ như vậy thì có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?
- 1 trả lời
- 1380 lượt xem
Muốn sinh mổ cho chủ động, có được không?
Hiện em đang mang thai 37 tuần, tử cung 2 sừng, ngôi mông, bé được 3,1 kg. Trong quá trình mang thai em thường bị động thai, ra huyết (phải đặt thuốc dưỡng thai đến tận 36 tuần). Do nhà xa Bv tỉnh nên em sợ chờ dấu hiệu chuyển dạ mới đi chuyển đến viện thì không kịp nên muốn đăng ký sinh mổ chủ động, được không ạ?
- 1 trả lời
- 703 lượt xem
Hai lần sinh mổ, lần 3 muốn đăng ký mổ ở đâu cho an toàn?
Em đang mang thai bé thứ ba được 37 tuần. Hai bé đầu em sinh mổ. Từ khi mang bầu bé thứ ba này, em chỉ khám thai ở địa phương. Giờ, em muốn lên Hà Nội sinh mổ bé cho an toàn, có được không ạ?
- 1 trả lời
- 650 lượt xem
Muốn sinh mổ chủ động, có tự đăng ký được không?
Em đang mang thai lần đầu, hiện tại thai đã được 18 tuần. Em có muốn được sinh mổ chủ động tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Nhưng nếu như em không có chỉ định từ bs cho sinh mổ thì em có được đăng ký mổ hay không?
- 1 trả lời
- 1972 lượt xem
Sinh mổ xong, điều trị nhiễm trùng ngay được không?
Cách đây 3 năm, em sinh mổ bé đầu, bị điều trị nhiễm trùng muộn nên rất khổ. Giờ, em mang thai 31 tuần, đi xét nghiệm đường huyết, bs nói em bị tiểu đường thai kỳ, như vậy, nguy cơ nhiễm trùng càng cao. Vậy, lần sinh mổ này, bs có thể điều trị nhiễm trùng ngay từ đầu được không - Ví dụ như, sau khi mổ sinh xong thì dùng thuốc điều trị nhiễm trùng luôn, chứ không đợi đến lúc bị nhiểm trùng mới điều trị chẳng hạn?
- 1 trả lời
- 771 lượt xem
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)
Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).
Hầu hết mọi phụ nữ đều lý tưởng về trải nghiệm sinh đẻ của mình. Nhưng vì bạn thuộc tình trạng mang thai nguy cơ cao, nên có thể cần sinh mổ, kích sinh sớm hoặc một phương pháp can thiệp y khóa khác mà bạn không hề muốn.
May mắn thay, bạn có thể đã được miễn dịch với một số bệnh truyền nhiễm.
Nhiễm nấm âm đạo phổ biến trong thai kỳ. Nếu bạn có nhiều triệu chứng như ngứa ngáy, kích ứng và tiết dịch âm đạo – hãy nói với bác sĩ. Bác sĩ có thể xác định tình trạng bạn gặp phải và khuyên bạn sử dụng thuốc điều trị. Thực hiện các bước để giữ vùng kín khô thoáng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men.