Muốn đăng ký sinh ở Bv Phụ sản TW Hà Nội?
Thai mới 21 tuần nên bạn có thể vẫn để cho vợ khám tại địa phương. Sắp đến ngày dự sinh, lên Bv Phụ sản TW, khám thai lần cuối và đăng ký sinh tại Bv này. Lúc ấy. chắc bác sĩ sẽ hướng dẫn vợ bạn cách theo dõi thai và khi thấy có dấu hiệu chuyển dạ thì nhập viện sinh là được. Khi đi, bạn nhớ nhắc vợ mang theo sổ khám thai và các giấy tờ xét nghiệm từ trước. Chúc "mẹ tròn con vuông" nha bạn!
Hai lần sinh mổ, lần 3 muốn đăng ký mổ ở đâu cho an toàn?
Em đang mang thai bé thứ ba được 37 tuần. Hai bé đầu em sinh mổ. Từ khi mang bầu bé thứ ba này, em chỉ khám thai ở địa phương. Giờ, em muốn lên Hà Nội sinh mổ bé cho an toàn, có được không ạ?
- 1 trả lời
- 651 lượt xem
Muốn sinh mổ chủ động, có tự đăng ký được không?
Em đang mang thai lần đầu, hiện tại thai đã được 18 tuần. Em có muốn được sinh mổ chủ động tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Nhưng nếu như em không có chỉ định từ bs cho sinh mổ thì em có được đăng ký mổ hay không?
- 1 trả lời
- 1972 lượt xem
Bé 2 tháng tuổi, đang bú mẹ đã muốn mang thai nữa?
Em vừa sinh em bé được hai tháng. Bé vẫn đang bú mẹ, nhưng vợ chồng em lại muốn có thai nữa thì làm sao bây giờ?
- 1 trả lời
- 664 lượt xem
Muốn sinh mổ cho chủ động, có được không?
Hiện em đang mang thai 37 tuần, tử cung 2 sừng, ngôi mông, bé được 3,1 kg. Trong quá trình mang thai em thường bị động thai, ra huyết (phải đặt thuốc dưỡng thai đến tận 36 tuần). Do nhà xa Bv tỉnh nên em sợ chờ dấu hiệu chuyển dạ mới đi chuyển đến viện thì không kịp nên muốn đăng ký sinh mổ chủ động, được không ạ?
- 1 trả lời
- 703 lượt xem
Muốn sinh mổ để tránh lây nhiễm cho em bé?
Bé đầu em sinh thường, nay đã tròn 5 tuổi. Giờ em đang mang bầu bé thứ 2 được 30 tuần. Lúc 12 tuần, em đi xét nghiệm máu, kết quả: HBsAg dương tính 2.347/0.074; HBeAg dương tính 1466.74. Vì muốn khả năng lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang bé thấp hơn, em muốn sinh mổ, có được không ạ?
- 1 trả lời
- 482 lượt xem
Hầu hết mọi phụ nữ đều lý tưởng về trải nghiệm sinh đẻ của mình. Nhưng vì bạn thuộc tình trạng mang thai nguy cơ cao, nên có thể cần sinh mổ, kích sinh sớm hoặc một phương pháp can thiệp y khóa khác mà bạn không hề muốn.
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)
Tiêm phòng cúm cho bà bầu cũng mang lại lợi ích cho em bé của bạn. Các kháng thể mà cơ thể bạn phát triển sẽ được truyền cho em bé và bảo vệ bé khỏi bệnh cúm trong vài tháng sau sinh.
Các bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai không nên chủng ngừa vắc-xin sống, sử dụng virus được làm suy yếu, như vắc-xin MMR (sởi, quai bị và rubella) và vắcxin thủy đậu. Nhưng có hai loại vắc xin mà bác sĩ khuyến cáo các bà bầu nên tiêm: vắc xin cúm và Tdap (uốn ván-bạch hầu-ho gà).
Kích thước của em bé là yếu tố chính để bác sĩ xác định xem bạn có thể đẻ thường không hay cần mổ đẻ.