Mấy tháng sau tiêm phòng sởi, quai bị,... thì mới nên có thai?
Sau khi tiêm ngừa vắc-xin, hai bạn nên chờ thời gian tối thiểu là 3 tháng mới được phép mang thai là tốt nhất - Trường hợp của bạn, nếu tiêm ngày 8-4-2021 thì khoảng đầu tháng 7- 2021, hai bạn hãy quan hệ thả để có thai là được.
Tiêm phòng sởi, quai bị, rubella, cúm bao lâu sau thì có thai?
Tháng trước, em có tiêm phòng sởi, quai bị, rubella và cúm. Theo lịch của Viện Pasteur thì cũng ngày ấy, tháng này, em sẽ tiêm phòng cúm lần 2. Vậy, sau khi tiêm bao lâu thì vợ chồng em mới có thể thụ thai được ạ? Còn vấn đề nữa, em muốn hỏi bs là: Nếu dự kiến 3 tháng nữa có bầu thì bây giờ, em bắt đầu uống Procare được không ạ?
- 1 trả lời
- 617 lượt xem
Không biết mang thai, lỡ tiêm phòng rubella, sởi, quai bị?
Em lỡ tiêm phòng Rubella, sởi, quai bị trong khi vừa có thai mà không biết. Sau 2 tuần tiêm, thấy chậm kinh em thử que lên 2 vạch thì mới đến viện khám. Bs nói thai mới vào ổ, chưa có phôi thai, màng nuôi nên chưa xác định được mấy tuần tuổi. Giờ, vợ chồng em muốn giữ con lại để nuôi có được không ạ?
- 1 trả lời
- 3154 lượt xem
Có được tiêm phòng khi đang mang thai không?
Bác sĩ ơi, tôi tiêm phòng trong khi đang mang thai thì có an toàn cho em bé không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1006 lượt xem
Có nên tiêm nốt mũi vacxin phòng dại khi chuẩn bị mang thai?
Tháng tới, Bv Phụ sản hẹn chuyển phôi trữ đông vào cơ thể để chuẩn bị mang thai cho em. Đầu tháng này, em bị chó cắn nên phải đi tiêm vacxin phòng dại Verorab của Pháp. Em đã tiêm được 3 mũi. Nếu tiêm nốt 2 mũi cuối thì sẽ trùng với lịch hẹn dùng thuốc hỗ trợ nội mạc tử cung của Bv. Giờ, em biết tính sao đây?
- 1 trả lời
- 596 lượt xem
Tiêm vắc-xin phòng dại, liệu có ảnh hưởng tới thai nhi?
Mang thai được 2 tháng, đi khám em mới biết mình có thai. Nhưng trong tháng đầu, do không biết mình đã có thai nên khi bị mèo cào, em đã đi chích vắc-xin phòng dại Verola. Vậy, liệu việc chích vắc-xin đó có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?
- 1 trả lời
- 3398 lượt xem
Tiêm phòng cúm cho bà bầu cũng mang lại lợi ích cho em bé của bạn. Các kháng thể mà cơ thể bạn phát triển sẽ được truyền cho em bé và bảo vệ bé khỏi bệnh cúm trong vài tháng sau sinh.
Nhiều phụ nữ mang bầu lựa chọn liệu pháp tiêm phòng cúm, tuy nhiên họ vẫn chưa thực sự an tâm với việc tiêm phòng này có an toàn cho thai nhi hay không? Cùng đi tìm lời giải đáp này trong bài viết dưới đây!
Các bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai không nên chủng ngừa vắc-xin sống, sử dụng virus được làm suy yếu, như vắc-xin MMR (sởi, quai bị và rubella) và vắcxin thủy đậu. Nhưng có hai loại vắc xin mà bác sĩ khuyến cáo các bà bầu nên tiêm: vắc xin cúm và Tdap (uốn ván-bạch hầu-ho gà).
Sự hỗ trợ cả về tình cảm và thể chất cho vợ bạn có thể bù đắp cho sự cô đơn, tách biệt và căng thẳng của việc có thai kỳ nguy cơ cao của cô ấy - đồng thời giúp hai bạn cảm thấy gắn bó với nhau hơn.
Nếu tình trạng lo lắng vẫn còn tồi tệ sau khi bạn đã chia sẻ những lo lắng của mình và kiểm tra sức khoẻ của con bạn, việc tư vấn chuyên nghiệp có thể giúp bạn tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề.