Mất nước ảnh hưởng như thế nào đến huyết áp?

Mất nước có thể làm thay đổi huyết áp. Giảm thể tích máu có thể khiến huyết áp giảm xuống mức thấp nguy hiểm và thậm chí gây sốc. Mất nước còn có liên quan đến tăng huyết áp.
Mất nước ảnh hưởng như thế nào đến huyết áp? Mất nước ảnh hưởng như thế nào đến huyết áp?

Mất nước xảy ra khi cơ thể không có đủ nước. Không uống đủ nước và đi tiểu hoặc đổ mồ hôi qua nhiều đều có thể dẫn đến mất nước.

Tình trạng mất nước có thể rất nghiêm trọng. Nếu không được khắc phục, mất nước có thể dẫn đến các vấn đề nguy hiểm, chẳng hạn như thân nhiệt tăng cao và các vấn đề về thận.

Ngoài ra, tình trạng mất nước còn có thể gây ra những thay đổi lớn về huyết áp.

Cùng tìm hiểu xem tình trạng mất nước có tác động như thế nào đến huyết áp, các dấu hiệu mất nước và cách khắc phục.

Mất nước ảnh hưởng đến huyết áp như thế nào?

Huyết áp là áp lực mà máu tác động lên thành động mạch và tĩnh mạch. Mất nước có thể ảnh hưởng đến huyết áp, khiến huyết áp tăng cao hoặc giảm thấp.

Mất nước gây tụt huyết áp

Huyết áp thấp là khi huyết áp dưới 90/60 mmHg. Mất nước làm giảm thể tích máu và dẫn đến tụt huyết áp hay huyết áp thấp.

Thể tích máu là lượng máu lưu thông trong mạch máu. Duy trì thể tích máu bình thường là điều cần thiết để tất cả mô trong cơ thể được cung cấp đủ máu. Khi cơ thể bị mất nước nghiêm trọng, lượng máu sẽ giảm và hậu quả là tụt huyết áp.

Khi huyết áp giảm xuống mức quá thấp, các cơ quan sẽ không nhận được oxy và chất dinh dưỡng cần thiết. Tình trạng này có thể gây sốc.

Mất nước gây tăng huyết áp

Tăng huyết áp hay cao huyết áp là khi huyết áp tâm thu (chỉ số ở trên) từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương (chỉ số ở dưới) từ 90 mmHg trở lên.

Mất nước có thể gây tăng huyết áp. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu về chủ đề này hiện chưa còn hạn chế. Cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để xác minh mối liên hệ giữa mất nước và tăng huyết áp.

Mặc dù cần nghiên cứu thêm nhưng tình trạng mất nước có thể dẫn đến tăng huyết áp do tác động của một loại hormone tên là vasopressin.

Vasopressin được tiết ra khi lượng chất tan (hoặc natri) trong máu ở mức cao hoặc khi thể tích máu thấp. Cả hai điều này đều có thể xảy ra khi cơ thể bị mất quá nhiều nước.

Khi cơ thể bị thiếu nước, thận sẽ tái hấp thu nước thay vì đào thải lượng nước dư thừa vào nước tiểu. Nồng độ vasopressin cao còn khiến mạch máu co lại và điều này sẽ dẫn đến tăng huyết áp.

Các dấu hiệu khác của mất nước

Ngoài sự thay đổi về huyết áp, tình trạng mất nước còn gây ra nhiều triệu chứng khác.

Đa phần khi bị mất nước, bạn sẽ nhận thấy những triệu chứng này trước khi phát hiện sự thay đổi huyết áp. Các triệu chứng này gồm có:

  • Khát nước
  • Khô miệng
  • Đi tiểu ít
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức
  • Chóng mặt, choáng váng
  • Mơ hồ, lú lẫn

Các dấu hiệu mất nước ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gồm có:

  • Tã không ướt sau nhiều giờ
  • Không có hoặc có rất ít nước mắt khi khóc
  • Quấy khóc
  • Má hóp lại, mắt hoặc thóp lõm xuống
  • Trẻ có vẻ uể oải
  • Thở nhanh hơn bình thường

Nguyên nhân gây mất nước

Ngoài không uống đủ nước, mất nước còn có thể là do những nguyên nhân khác gây ra:

  • Bệnh tật. Sốt cao có thể dẫn đến mất nước. Ngoài ra, nôn mửa và tiêu chảy cũng có thể dẫn đến mất nước và chất điện giải.
  • Ra nhiều mồ hôi. Lượng nước trong cơ thể sẽ bị mất đi theo mồ hôi. Lượng mồ hôi tăng lên khi thời tiết nóng, hoạt động mạnh và bị sốt. Nếu không bù đủ nước, cơ thể sẽ bị mất nước.
  • Đi tiểu nhiều. Lượng nước trong cơ thể còn bị mất đi theo nước tiểu. Dùng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, mắc một số bệnh lý như tiểu đường và uống rượu đều có thể gây tiểu nhiều và làm tăng nguy mất nước.

Khi nào cần đi khám?

Hãy đến bệnh viện khám khi có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Tiêu chảy kéo dài hơn 24 giờ
  • Nôn mỗi khi uống nước
  • Tim đập nhanh
  • Kiệt sức cực độ, mất phương hướng hoặc lú lẫn
  • Phân có màu đen hoặc có máu

Huyết áp thấp

Đôi khi, chỉ số huyết áp giảm xuống thấp hơn bình thường. Nếu không kèm theo các triệu chứng khác thì đây không phải điều đáng lo ngại.

Tuy nhiên, nếu bị huyết áp thấp kèm theo các triệu chứng khác thì nên đi khám.

Các triệu chứng cần lưu ý gồm có:

  • Choáng váng, chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức
  • Mờ mắt

Huyết áp quá thấp có thể gây sốc - một tình trạng rất nguy hiểm cần được điều trị khẩn cấp. Gọi cấp cứu ngay khi chỉ số huyết áp thấp hơn bình thường và xuất hiện các triệu chứng dưới đây:

  • Da lạnh
  • Đổ mồ hôi
  • Nhịp thở nhanh, nông
  • Mạch đập nhanh và yếu
  • Lú lẫn

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp thường không có triệu chứng. Tình trạng này thường được phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ.

Nếu đo huyết áp tại nhà và chỉ số liên tục ở mức cao thì bạn nên đi khám.

Nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày?

Cách tốt nhất để tránh bị mất nước là uống đủ nước mỗi ngày. Nhưng cần phải uống bao nhiêu nước trong một ngày?

Lượng nước cần uống hàng ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm:

  • Tuổi tác
  • Giới tính
  • Cân nặng
  • Tình trạng sức khỏe tổng thể
  • Điều kiện thời tiết
  • Mức độ hoạt động
  • Có đang mang thai hoặc cho con bú hay không

Nếu không uống được nhiều nước lọc, bạn có thể chọn các loại đồ uống khác như:

  • Nước pha một vài lát trái cây như cam chanh hoặc dưa chuột
  • Nước khoáng có ga không đường
  • Nước ép rau củ quả
  • Trà thảo mộc không chứa caffein
  • Sữa

Ngoài ra, nhiều loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày cũng có chứa nước, ví dụ như trái cây và rau.

Dưới đây là các cách để giữ cho cơ thể luôn đủ nước:

  • Uống nước ngay khi cảm thấy khát. Cảm giác khát là phản ứng của cơ thể khi bị thiếu nước.
  • Uống nhiều nước hơn khi vận động ra nhiều mồ hôi, thời tiết nắng nóng và khi bị sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
  • Mang theo một chai nước khi thực hiện các hoạt động ngoài trời.
  • Chọn nước lọc thay vì các loại đồ uống có đường và đồ uống có cồn.

Tóm tắt bài viết

Huyết áp có thể thay đổi khi cơ thể bị mất nước. Giảm thể tích máu có thể khiến huyết áp tụt xuống mức thấp nguy hiểm, thậm chí dẫn đến sốc.

Tăng huyết áp cũng có liên quan đến tình trạng mất nước. Cần có thêm nhiều nghiên cứu để hiểu rõ hơn về mối liên hệ này.

Cách tốt nhất để tránh bị mất nước là uống đủ nước. Điều này đặc biệt quan trọng khi bị bệnh, thời tiết nắng nóng và ra nhiều mồ hôi do hoạt động thể chất.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Uống cà phê có ảnh hưởng đến huyết áp không?
Uống cà phê có ảnh hưởng đến huyết áp không?

Cà phê là một trong những loại thức uống được yêu thích nhất trên thế giới. Tổng lượng cà phê được tiêu thụ mỗi năm trên toàn thế giới là khoảng 8,6 triệu tấn. Đối với nhiều người, uống một tách cà phê là một thói quen không thể thiếu vào mỗi sáng. Cà phê giúp tinh thần tỉnh táo và cải thiện khả năng tập trung. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến tranh cãi về việc liệu rằng uống cà phê thường xuyên có thực sự tốt cho sức khỏe hay không và thức uống này có tác động như thế nào đến huyết áp cũng như sức khỏe tim mạch.

Hướng dẫn chế độ ăn uống dành cho người bị tăng huyết áp
Hướng dẫn chế độ ăn uống dành cho người bị tăng huyết áp

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tăng huyết áp bởi những gì mà chúng ta ăn hàng ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến mức huyết áp cũng như sức khỏe tim mạch nói chung.

Tăng huyết áp ảnh hưởng như thế nào đến tai?
Tăng huyết áp ảnh hưởng như thế nào đến tai?

Tai trong rất dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về áp lực và lưu lượng máu. Tăng huyết áp có thể dẫn đến các vấn đề về tai như ù tai, giảm thính lực, chóng mặt hay cảm giác như tai bị bít.

Cao huyết áp và rối loạn cương dương
Cao huyết áp và rối loạn cương dương

Cao huyết áp, hay còn được gọi là tăng huyết áp, có thể góp phần gây rối loạn chức năng cương dương. Bên cạnh đó, một số loại thuốc dùng để điều trị cao huyết áp cũng có thể gây ra rối loạn cương dương.

17 cách hiệu quả để giảm huyết áp
17 cách hiệu quả để giảm huyết áp

Cao huyết áp hay tăng huyết áp được gọi là kẻ giết người thầm lặng vì lý do là thường không bộc lộ triệu chứng rõ rệt nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây