Khi nào bé đủ lớn để tự xì mũi và dạy bé làm việc này như nào?
- Hầu hết trẻ đều có thể học cách xì mũi khi được khoảng 2 tuổi – một số thậm chí còn sớm hơn. Tất nhiên việc con bạn có thích thú với nó hay không cũng là một vấn đề.
Cho đến khi đó, điều quan trọng là luôn phải giữ các đường thở trong mũi bé được thông thoáng để bé cảm thấy thoải mái – đặc biệt là trong khi bé ăn và ngủ. Bạn có thể làm việc này bằng cách nhỏ một giọt dung dịch nước muối vào mỗi bên lỗ mũi của bé, có lẽ bé sẽ khịt mũi hoặc hắt hơi để đẩy dung dịch ra. Nếu không, bạn có thể theo dõi rồi nhẹ nhàng dùng dụng cụ hút mũi cho bé.
Khi con lớn hơn bé có thể tự xì mũi được. Trong khi chờ đợi, nếu bé muốn tự xì mũi hoặc bắt chước bạn, bằng mọi cách hãy khuyến khích bé. Hãy nhớ nhắc bé xì mũi nhẹ nhàng, việc xì mạnh có thể khiến dịch mũi trở ngược vào tai giữa hoặc vùng xoang, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Làm gì để trẻ hơn 1 tháng tuổi cân bằng việc ăn ngủ của ngày và đêm?
Em sinh bé mới được 1 tháng 10 ngày nhưng cả tháng từ lúc sinh ra đến giờ nết ngủ và bú của bé rất kém. Ban ngày bé thức đến 4- 5 tiếng rồi mà vẫn không chịu ngủ. Em cố ru bé ngủ thì bé chỉ ngủ vài phút rồi lại dậy, quấy khóc, đòi ti. Lúc này em thường bị hết sữa, không đủ cho bé bú. Vì bé cứ đòi ti suốt trong vòng 4- 5 tiếng thức đó. Ban đêm thì bé lại ngủ nhiều, không chịu dậy ti, sữa mẹ cứ chảy ra vì bé bú ít quá. 4 ngày nay bé còn có hiện tượng ọc sữa nữa ạ. Em cần làm gì để cải thiện tình trạng này của bé ạ?
- 1 trả lời
- 446 lượt xem
Trẻ 20 ngày tuổi khó khăn trong việc đi ị thì phải làm thế nào?
Em sinh bé gái vào tuần thứ 39, bé nặng 3,2kg. Bé bú mẹ hoàn toàn, sức khỏe bình thường. Nay bé đã được 20 ngày tuổi rồi, tuy nhiên bé nhà em có tình trạng là rất khó đi ị. Mỗi lần ị là bé khóc lóc rồi rặn một cách khó khăn. Em quan sát bé rặn đến mức hậu môn mở to, nhô cả phần thịt đỏ bên trong hậu môn ra. Nhưng khi đi thì chỉ phụt một ít phân ra rất mạnh. Phân nhiều nước, ít cái, có lúc màu vàng, thi thoảng lẫn màu xanh nhạt. Lần nào đi bé cũng chỉ són được tí một, sau đấy lại rặn khiến bỉm lúc nào cũng ướt át và em cảm giác rặn nhiều khiến hậu môn bé rát, khó chịu. Bé nhà em như vậy là bị làm sao và em phải làm gì để khắc phục tình trạng này của bé ạ?
- 1 trả lời
- 526 lượt xem
Nếu mẹ bị thiếu máu, việc bạn lo lắng đứa trẻ cũng sẽ ít chất sắt trong người là hoàn toàn dễ hiểu, nhưng không phải lúc nào cũng thế...
Hãy tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và cho con bú để có thể đưa ra lựa chọn cũng như cách chăm sóc bé một cách tốt nhất nhé!
Bất kể con bạn có biết về việc mang thai hay không, cậu bé có thể cảm nhận được có điều gì đó không ổn.
Đến khám bác sĩ có thể khiến em bé sợ hãi, đặc biệt là khi phải tiêm. Hãy áp dụng những lời khuyên của các bậc cha mẹ dưới đây để dỗ dành bé!
Tiêm phòng được thiết kế để bảo vệ chống lại các bệnh nặng, từ bệnh bại liệt và uốn ván đến bệnh sởi, quai bị, và cúm mùa. Nhiều người coi tiêm phòng là phần quan trọng nhất trong việc khám và chăm sóc sức khỏe cho trẻ.