1

Gây mê nội khí quản phẫu thuật động mạch chủ bụng

500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật gây mê toàn thân có đặt nội khí quản với mục đích kiểm soát hô hấp trong suốt cuộc phẫu thuật và hồi sức sau phẫu thuật động mạch chủ bụng. Đây là phẫu thuật rất lớn, có nhiều nguy cơ và biến chứng, thậm chí bệnh nhân có thể tử vong bất cứ lúc nào, cần kíp thực hiện có kinh nghiệm chuyên môn và được đào tạo bài bản.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật động mạch chủ bụng (phình bóc tách động mạch chủ bụng, chấn thương vết thương động mạch chủ bụng,...).

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Bệnh nhân không đồng ý phẫu thuật.
  • Không đủ phương tiện gây mê hồi sức.
  • Không đủ trình độ gây mê hồi sức.

IV. CHUẨN BỊ

- Người thực hiện kỹ thuật: bác sĩ, điều dưỡng gây mê hồi sức đủ trình độ.

- Phương tiện:

+ Chuẩn bị đầy đủ phương tiện gây mê nội khí quản như qui trình gây mê nội khí quản.

+ Các phương tiện để đặt động mạch, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm.

+ Chuẩn bị sẵn các thuốc co mạch: Ephedrin, Noradrenalin; thuốc giãn mạch: Nicardipine, thuốc β-blocker để khi cần có thể sử dụng ngay.

+ Bệnh nhân

  • Khám trước mổ phát hiện bệnh lí kết hợp (thường có bệnh kết hợp tăng huyết áp, vữa xơ mạch máu, bệnh tim kết hợp...) và tối ưu hoá bệnh nhân nếu điều kiện cho phép.
  • Có thể cho tiền mê vào đêm trước phẫu thuật.

+ Hồ sơ bệnh án: theo qui trình của Bộ Y tế

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ.

2. Kiểm tra bệnh nhân.

3. Thực hiện qui trình

- Các bước tiến hành chung:

  • Tư thế: nằm ngửa, thở oxy 100% 3 - 6 l/phút trước khởi mê ít nhất 5 phút.
  • Lắp máy theo dõi (điện tim, nhiệt độ, SpO2, EtCO2, áp lực tĩnh mạch trung ương, huyết áp động mạch xâm lấn).
  • Thiết lập đường truyền ven ngoại vi 16G hoặc 18G, nếu có điều kiện thì truyền dịch ấm.
  • Tiền mê Midanium 0,02 - 0,04 mg/kg.
  • Đặt catheter động mạch theo dõi huyết áp động mạch liên tục (HAĐMXL).

- Khởi mê: luôn theo dõi sát HAĐMXL

  • Thuốc giảm đau: Fentanyl (5 - 10μg/kg) hoặc Sufentanil (0,5 - 1μg/kg)
  • Thuốc ngủ: thuốc mê tĩnh mạch thường dùng Etomidate 0,2 - 0,4 mg/kg, thuốc mê bốc hơi thường dùng Sevoflurane
  • Thuốc giãn cơ: thường dùng nhóm thuốc giãn cơ không khử cực Atracurium liều 0,5 - 0,7 mg/kg hoặc Rocuronium (Esmeron) 0,6 - 0,8 mg/kg.
  • Gây tê vùng hầu họng bằng Lidocain 10% Spray.
  • Đặt ống nội khí quản khi các thuốc đạt tác dụng đỉnh tránh bệnh nhân bị kích thích dẫn đến tăng huyết áp làm vỡ phình động mạch chủ bụng.
  • Đặt sonde tiểu theo dõi lượng nước tiểu của bệnh nhân.
  • Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm (thường chọn tĩnh mạch cảnh trong) theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm trong và sau phẫu thuật.

- Duy trì mê:

  • Thuốc giảm đau: Fentanyl 3 μg/kg/h hoặc Sulfentanil 0,3 μg/kg/h.
  • Thuốc mê: duy trì thuốc mê bốc hơi hoặc thuốc mê tĩnh mạch tuỳ theo tình trạng bệnh nhân (Sevofluran: MAC 1,71; Desfluran MAC 7,25 hoặc BIS từ 40 - 60)
  • Thuốc giãn cơ nhắc lại theo TOF hoặc thời gian nếu không có thiết bị theo dõi TOF.
  • Heparin IV liều 50 UI/kg trước khi kẹp động mạch chủ bụng.
  • Sau khi kẹp động mạch chủ bụng phải chú ý huyết áp vì thường sẽ có cao huyết áp đột ngột dẫn đến suy tim cấp hoặc tổn thương mạch não do đó phải có sẵn thuốc hạ huyết áp để sử dụng thường thì sử dụng nicardipine hoặc nitroglycerin.

- Thì kẹp động mạch chủ bụng:

  •  Thiếu máu vùng dưới dẫn đến toan chuyển hoá do đó nên duy trì thông khí có xu hướng kiềm để bù lại cho đến khi thả kẹp động mạch chủ và theo dõi khí máu động mạch để cân bằng điện giải toan kiềm.
  •  Bù dịch duy trì ALTMTT cao hơn bình thường khoảng 5 cm H2O cho tới khi thả kẹp động mạch chủ bụng sẽ giúp duy trì ổn định huyết động và tim mạch, bảo vệ thận, tránh tụt huyết áp đột ngột.

- Thì thả kẹp động mạch chủ bụng:

  • Có nguy cơ tụt huyết áp sâu do giảm sức cản hệ thống, thiếu khối lượng tuần hoàn, các sản phẩm chuyển hoá từ phần dưới cơ thể vào vòng tuần hoàn nên điều trị bằng bù dịch, giảm độ mê và/ hoặc dùng thuốc co mạch và/ hoặc dùng Calci gluconat.
  • Truyền máu hoặc các chế phẩm máu nếu cần thiết (Hct < 0,25%, Hb < 90 g/l). Nếu kẹp động mạch chủ bụng đoạn trên thận cần chú ý đến chức năng thận của bệnh nhân.

- Sau phẫu thuật bệnh nhân cần theo dõi sát trong các đơn vị hồi sức tích cực.Đây là một phẫu thuật lớn, bệnh nhân chịu mức độ đau rất lớn nên cần giảm đau tốt, có thể dùng giảm đau bệnh nhân tự điều khiển.

- Rút ống nội khí quản: khi bệnh nhân ổn định các chỉ số hô hấp, huyết động, tỉnh hoàn toàn, TOF > 0,9 (nếu có) và không có các tai nạn hoặc biến chứng của gây mê cũng như phẫu thuật.

IV. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

-Tai biến của gây mê nội khí quản.

- Tai biến của bệnh lí mạch máu:

  • Vỡ túi phình do tăng huyết áp quá mức.
  • Tụt huyết áp quá mức trong quá trình khởi mê, duy trì mê dẫn đến thiếu máu vành, có thể gây nhồi máu cơ tim cấp, ngừng tim.
  • Thiếu máu não trong quá trình duy trì mê.

Xử trí: duy trì huyết động ổn định

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Tin liên quan
Những điều cần biết về phẫu thuật mở thông niệu quản ra da
Những điều cần biết về phẫu thuật mở thông niệu quản ra da

Mở thông niệu quản ra da được thực hiện sau khi phẫu thuật cắt bỏ bàng quang hoặc khi bàng quang không còn hoạt động. Trong ca phẫu thuật mở thông niệu quản ra da, bác sĩ tạo ra một lỗ trên bụng của bệnh nhân, sau đó sử dụng một đoạn ruột để dẫn nước tiểu ra bên ngoài cơ thể qua lỗ này.

Những loại phẫu thuật điều trị trào ngược bàng quang - niệu quản
Những loại phẫu thuật điều trị trào ngược bàng quang - niệu quản

Trào ngược bàng quang - niệu quản (vesicoureteral reflux) là tình trạng nước tiểu chảy ngược từ bàng quang lên niệu quản thay vì chảy từ bàng quang xuống niệu đạo rồi ra ngoài. Mặc dù tình trạng này có thể tự cải thiện theo thời gian nhưng đôi khi cần can thiệp điều trị bằng phẫu thuật.

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Lý do Tôi Quan Hệ Tình Dục Xong Bị Đau Bụng Là Gì?
Lý do Tôi Quan Hệ Tình Dục Xong Bị Đau Bụng Là Gì?

Đau ở bụng dưới sau khi quan hệ là một vấn đề nhiều người gặp phải. Vậy vấn đề này là do nguyên nhân nào gây nên?

Mặc quần gen bụng ôm đùi trong thai kỳ có tốt không?
Mặc quần gen bụng ôm đùi trong thai kỳ có tốt không?

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, tôi mặc quần gen bụng ôm đùi trong thai kỳ có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  839 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  763 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Tăng sức cản động mạch tử cung là gì?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  4752 lượt xem

Năm nay em 24 tuổi, mang thai lần đầu, 12 tuần. Em đi siêu âm độ mờ vai gáy là 1.5mm. Siêu âm động mạch tử cung là PI: 2.22 và RI: 0.85 - Kết luận: tăng sức cản động mạch tử cung. Bs cho toa Aspirin 81mg (mỗi sáng uống 1 viên). Em không biết đây là bệnh gì và thuốc Aspirin này có ảnh hưởng đến em bé không ạ?

Có thể quấn bụng cho trẻ sơ sinh để bụng trẻ thon gọn hơn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  998 lượt xem

Em mới sinh bé lần đầu. Em có thể quấn bụng cho bé để bụng bé được thon gọn hơn không, thưa bác sĩ?

Giảm kháng trở động mạch não giữa là sao?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  17375 lượt xem

Vợ tôi đang mang thai ở tuần 36, đi siêu âm Doppler màu, bs kết luận: Giảm kháng trở động mạch não giữa là sao - Có nguy hiểm không ạ? Mong bs tư vấn thêm cho tôi biết ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây