1

Điều trị và phòng ngừa chlamydia trong thai kỳ

Nếu bị nhiễm chlamydia thì điều trị sớm là điều rất quan trọng. Phát hiện và điều trị sớm sẽ làm giảm nguy cơ lây truyền mầm bệnh sang cho con và ngăn ngừa phát sinh các biến chứng.
Điều trị và phòng ngừa chlamydia trong thai kỳ Điều trị và phòng ngừa chlamydia trong thai kỳ

Chlamydia và thai kỳ

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) đều gây ra những tổn hại nhất định cho cơ thể người bệnh và phụ nữ mang thai còn phải đối mặt với một số rủi ro riêng khi mắc những bệnh này. Do đó, phụ nữ cần đặc biệt cẩn thận để bảo vệ bản thân khỏi các bệnh lây qua đường tình dục trong thai kỳ.

Tất cả phụ nữ mang thai đều được khuyến nghị làm xét nghiệm STD trong 3 tháng đầu cùng với các phương pháp sàng lọc trước khi sinh khác nhằm đảm bảo không bị mắc các bệnh nhiễm trùng.

Trong thời gian mang thai, thai nhi đang phát triển trong bụng có thể bị lây bệnh từ người mẹ. Nếu người mẹ bị nhiễm chlamydia thì vi khuẩn có thể lây truyền sang con và gây viêm mắt hoặc viêm phổi ở trẻ.

Chlamydia là một bệnh lây qua đường tình dục do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra.

Nếu bị nhiễm bệnh thì điều trị sớm là điều rất quan trọng. Phát hiện và điều trị sớm sẽ làm giảm nguy cơ lây truyền mầm bệnh sang cho con và ngăn ngừa phát sinh các biến chứng.

Các yếu tố nguy cơ

Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể mắc các bệnh lây qua đường tình dục nhưng có những yếu tố khiến cho một số người có nguy cơ cao hơn bình thường.

Phụ nữ thường dễ bị nhiễm chlamydia hơn nam giới. Những phụ nữ dưới 25 tuổi có quan hệ tình dục có nguy cơ bị chlamydia và bệnh lậu cao nhất.

Do đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến cáo nhóm đối tượng này nên làm xét nghiệm chlamydia và bệnh lậu định kỳ hàng năm. Cơ quan này cũng khuyến nghị sàng lọc bệnh giang mai, HIV và viêm gan B cho tất cả phụ nữ mang thai.

Triệu chứng

Chlamydia thường không có triệu chứng, có nghĩa là hầu hết những người mắc bệnh đều không biết nếu như không đi khám. Nếu có thì các triệu chứng thường xuất hiện sau khoảng vài tuần kể từ khi lây nhiễm.

Các triệu chứng thường gặp gồm có:

  • Cảm giác đau, nóng rát khi đi tiểu
  • Dịch tiết âm đạo màu vàng hoặc xanh
  • Đau bụng dưới
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Ra máu ngoài kỳ kinh nguyệt và sau khi quan hệ

Cần đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu có bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, đặc biệt là khi đang mang thai.

Điều trị chlamydia trong khi mang thai

Sau khi chẩn đoán thì cần bắt đầu điều trị chlamydia càng sớm càng tốt.

Bệnh này là do vi khuẩn gây ra nên có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt vi khuẩn và chấm dứt các triệu chứng. Tuy nhiên, không được tư ý mua thuốc uống mà phải đi khám bác sĩ.

Bác sĩ sẽ kê thuốc phù hợp cho phụ nữ mang thai nhằm tránh xảy ra các tác dụng phụ gây hại cho thai nhi trong bụng. Ví dụ, doxycycline là thuốc kháng sinh dùng để điều trị chlamydia nhưng không dùng được trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ.

Ngoài ra, có thể sẽ xảy ra phản ứng dị ứng với các loại thuốc điều trị chlamydia. Do đó, cần theo dõi phản ứng của cơ thể khi dùng thuốc và báo ngay cho bác sĩ nếu có biểu hiện bất thường.

Việc dùng thuốc kháng sinh cũng có thể sẽ tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi và phá vỡ sự cân bằng hệ vi sinh vật trong âm đạo hoặc đường ruột. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng nấm men.

Thuốc kháng sinh sử dụng được trong thai kỳ

Ba loại kháng sinh được cho phép sử dụng để điều trị chlamydia cho phụ nữ mang thai là azithromycin, erythromycin và amoxicillin.

Hầu hết các nghiên cứu đều chứng minh rằng azithromycin là một loại thuốc an toàn và hiệu quả. Azithromycin đơn liều rất hiếm khi gây phản ứng tiêu cực nghiêm trọng.

Tuy nhiên, đôi khi vẫn xảy ra một số tác dụng phụ như:

  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Đau bụng
  • Phát ban

Các tác dụng phụ của erythromycin:

  • Phát ban
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Khó thở
  • Nhịp tim không đều
  • Đau tức ngực
  • Loét miệng
  • Viêm gan

Sau khi kết thúc đợt điều trị bằng erythromycin, bệnh nhân sẽ cần phải tái khám sau 3 tuần để đảm bảo tình trạng nhiễm trùng đã khỏi hẳn.

Một số tác dụng phụ của amoxicillin gồm có:

  • Phát ban da
  • Tiêu chảy
  • Khó thở
  • Táo bón
  • Co giật
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Đau bụng

Tất cả phụ nữ mang thai đều được khuyến nghị tái khám sau 3 tháng kể từ khi hoàn thành điều trị.

Những thuốc không được dùng khi mang thai

Doxycycline và ofloxacin là hai thuốc kháng sinh không sử dụng được trong thời gian mang thai vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Doxycycline có thể làm đổi màu răng của trẻ. Ofloxacin có thể gây ức chế sự hình thành DNA và làm hỏng mô liên kết trong cơ thể trẻ.

Ngoài ra, các tác dụng phụ khác có thể xảy ra khi dùng doxycycline còn có:

  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn và nôn
  • Nhiễm độc gan
  • Loét thực quản
  • Phát ban

Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng ofloxacin:

  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn và nôn
  • Đau đầu
  • Mất ngủ
  • Bồn chồn
  • Chóng mặt
  • Nhiễm độc gan
  • Co giật

Đối với phụ nữ không mang thai

Những phụ nữ bị chlamydia mà không mang thai có thể dùng bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào, miễn là không có tiền sử phản ứng tiêu cực với các loại thuốc này.

Ưu điểm của azithromycin là thường chỉ cần dùng một liều duy nhất trong khi doxycycline phải dùng trong thời gian 7 ngày.

Khi đi khám, bác sĩ sẽ kê loại kháng sinh phù hợp.

Phòng ngừa chlamydia

Cần sử dụng bao cao su và các biện pháp bảo vệ khác như màng chắn miệng khi quan hệ tình dục để phòng ngừa chlamydia và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Bên cạnh đó, cần đi xét nghiệm thường xuyên. Mặc dù điều này không giúp ngăn ngừa bệnh nhưng sẽ giúp phát hiện từ sớm để có thể điều trị kịp thời.

Khi bị bệnh thì không được quan hệ tình dục trong thời gian điều trị để tránh lây cho đối phương.

Khi vợ hoặc chồng bị bệnh thì người kia cũng cần đi xét nghiệm và cùng điều trị nếu mắc. Cũng phải tạm thời ngừng quan hệ tình dục cho đến khi cả hai người điều trị khỏi hẳn để tránh lây nhiễm chéo.

Tóm tắt bài viết

Chlamydia là một bệnh lây qua đường tình dục có thể chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh. Nếu không được điều trị, bệnh này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là ở phụ nữ có thai. Cần đi khám bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị thích hợp. Một số loại thuốc điều trị chlamydia có thể dùng được cho phụ nữ mang thai trong khi một số loại thuốc sẽ gây nguy hiểm.

Nên đi xét nghiệm STD trong ba tháng đầu của thai kỳ và lưu ý các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng bất kỳ loại kháng sinh nào.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: phòng ngừa
Tin liên quan
Nhiễm chlamydia ở miệng: Những điều cần biết
Nhiễm chlamydia ở miệng: Những điều cần biết

Chlamydia không chỉ xảy ra ở bộ phận sinh dục mà còn có thể xảy ra ở khoang miệng và họng.

Viêm kết mạc do chlamydia: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Viêm kết mạc do chlamydia: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Mặc dù chlamydia ảnh hưởng chủ yếu đến bộ phận sinh dục nhưng trong một số trường hợp, tình trạng nhiễm trùng còn xảy ra mắt và gây ra viêm kết mạc do chlamydia.

Những điều phụ nữ cần biết về bệnh lậu khi mang thai
Những điều phụ nữ cần biết về bệnh lậu khi mang thai

Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất.

Phát hiện, điều trị và ngăn ngừa bệnh lậu ở miệng
Phát hiện, điều trị và ngăn ngừa bệnh lậu ở miệng

Bệnh lậu ở miệng hiếm khi gây ra triệu chứng và thường khó phát hiện. Điều này có thể dẫn đến việc điều trị muộn, làm tăng nguy cơ lây truyền bệnh cho người khác và phát sinh biến chứng.

Bệnh ghẻ: Dấu hiệu, cách điều trị và ngăn ngừa
Bệnh ghẻ: Dấu hiệu, cách điều trị và ngăn ngừa

Bệnh ghẻ là một bệnh ngoài da do một loài côn trùng siêu nhỏ có tên là Sarcoptes scabiei gây ra, được gọi là cái ghẻ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây