COPD và CHF có gì giống và khác nhau?
COPD là thuật ngữ chỉ các bệnh lý hô hấp nghiêm trọng gây tắc nghẽn luồng khí đến phổi. COPD có hai loại chính là viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng. Những tình trạng này khiến phổi bị suy giảm chức năng, dẫn đến khó thở.
Viêm phế quản mạn tính: Các đường dẫn khí từ khí quản vào phổi bị kích thích và tổn thương.
Khí phế thũng: Tổn thương nghiêm trọng xảy ra ở các túi khí nhỏ trong phổi, nơi diễn ra quá trình trao đổi oxy và carbon dioxide.
CHF xảy ra khi tim bị yếu đi và không đủ lực để bơm máu hiệu quả ra cơ thể. Khi máu không được bơm khỏi tim một cách hiệu quả, dịch sẽ tích tụ hoặc bị ứ đọng lại.
Khi máu dồn lại hoặc ứ đọng trong tim, tim phải đập nhanh hơn và giãn nở để xử lý lượng máu lớn hơn, làm tình trạng suy tim trở nên trầm trọng hơn.
Các triệu chứng tương tự nhau
Cả COPD và CHF đều gây ra:
- Khó thở và thở khò khè:
Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi hoạt động thể chất và tiến triển dần theo thời gian. Ban đầu, bạn có thể cảm thấy khó thở sau khi thực hiện các hoạt động đơn giản như leo cầu thang. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, khó thở hoặc thở khò khè có thể xảy ra ngay cả khi gắng sức nhẹ.
- Ho mãn tính:
Ho là triệu chứng điển hình của COPD, có thể kèm theo đờm do đường thở bị tổn thương hoặc là ho khan.
Với CHF, ho thường là ho khan và có thể có đờm chứa máu, mủ hoặc vi khuẩn.
- Cảm giác tức ngực:
COPD có thể gây tức ngực còn CHF lại không gây ra triệu chứng này. Tuy nhiên, người mắc CHF có thể cảm thấy tim đập không đều hoặc đập nhanh bất thường.
Nguyên nhân khác nhau
Mặc dù có một số triệu chứng giống nhau nhưng COPD và CHF lại xảy ra do những nguyên nhân khác nhau:
Nguyên nhân gây COPD
- Hút thuốc lá là nguyên nhân phổ biến nhất. Không phải cứ hút thuốc là sẽ mắc COPD, nhưng thói quen này làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp. Hút thuốc cũng là một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim và CHF.
- Tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động hoặc hóa chất tại nơi làm việc.
- Tiền sử gia đình có người mắc COPD cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Nguyên nhân gây CHF
- Bệnh động mạch vành (CAD): Xảy ra khi các mạch máu trong tim bị tắc nghẽn, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim.
- Các nguyên nhân khác bao gồm bệnh van tim, cao huyết áp, và bệnh cơ tim.
Cả COPD và CHF đều đòi hỏi các phương pháp điều trị và quản lý riêng, tùy thuộc vào nguyên nhân gốc rễ và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Điều trị và thay đổi lối sống
Cả COPD và CHF đều không thể chữa khỏi, vì vậy mục đích của việc điều trị là để làm bệnh chậm tiến triển và quản lý các triệu chứng.
Vì hút thuốc có thể góp phần gây ra cả COPD và CHF nên việc bỏ thuốc sẽ giúp cải thiện sức khỏe dù bạn có đang mắc phải tình trạng bệnh nào.
Tập thể dục đều đặn có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường chức năng của tim và phổi. Tuy nhiên, cả COPD và CHF đều đòi hỏi bạn phải thực hiện các bài tập phù hợp. Vì thế, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết những hoạt động nào an toàn và các biện pháp phòng ngừa cần thực hiện trước và trong khi tập luyện.
Thuốc điều trị
COPD
- Thuốc giãn phế quản: Giúp thư giãn cơ quanh đường thở, làm việc hít thở trở nên dễ dàng hơn.
- Loại thuốc có tác dụng ngắn: Có hiệu quả trong khoảng 6 giờ, thường được khuyên dùng khi hoạt động nhiều.
- Loại thuốc có tác dụng kéo dài: Có hiệu quả lên đến 12 giờ, được sử dụng hàng ngày.
- Loại thuốc giãn phế quản phù hợp sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của COPD.
- Corticosteroid dạng hít: Được sử dụng cho các trường hợp COPD nặng, giúp giảm viêm trong đường thở.
CHF
- Thuốc giãn mạch: Mở rộng mạch máu, giảm huyết áp và giảm tải cho tim.
- Thuốc chẹn beta: Giảm nhịp tim và áp lực lên tim.
- Thuốc lợi tiểu: Loại bỏ lượng chất lỏng và natri dư thừa trong cơ thể, giúp giảm huyết áp.
- Digoxin: Tăng cường khả năng co bóp của tim, đặc biệt hữu ích khi các loại thuốc khác không hiệu quả hoặc khi bạn bị loạn nhịp tim như rung nhĩ.
- Thuốc chống đông máu: Giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
Liệu pháp oxy
Đối với trường hợp COPD và CHF nặng, liệu pháp oxy thường được sử dụng để cung cấp oxy đến phổi qua ống hít thông mũi.
Phòng ngừa
COPD
- Không hút thuốc hoặc ngừng hút thuốc là biện pháp phòng ngừa chính.
- Có thể sử dụng các sản phẩm và liệu pháp hỗ trợ cai thuốc. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc tìm kiếm các chương trình hỗ trợ tại bệnh viện hoặc cộng đồng địa phương.
CHF
- Không hút thuốc
- Kiểm soát huyết áp và mức cholesterol: bằng cách sử dụng thuốc hoặc thay đổi lối sống.
- Tập thể dục: Tối thiểu hầu hết các ngày trong tuần.
- Chế độ ăn uống lành mạnh:
- Hạn chế chất béo bão hòa, đường bổ sung và muối.
- Tăng cường trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt.
Khám sức khỏe định kỳ và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ cũng giúp phòng ngừa COPD, CHF và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Tiên lượng
COPD và CHF đều là những bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến chức năng hô hấp và khả năng hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. Dù có các triệu chứng và yếu tố nguy cơ tương tự nhau nhưng COPD tác động đến phổi còn CHF ảnh hưởng đến tim.
Cả hai tình trạng này đều cần sử dụng các loại thuốc khác nhau để điều trị. Tuy nhiên, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và bỏ thuốc lá là những phương pháp điều trị hữu ích cho cả hai bệnh.
Suy tim tâm trương xảy ra khi tâm thất trái không thể đổ đầy máu. Đây là một loại suy tim sung huyết, tình trạng tim không hoạt động hiệu quả, gây tích tụ dịch trong cơ thể.
Suy tim tâm thu xảy ra khi tim co bóp không hiệu quả. Còn đối với suy tim tâm trương, tim không thể giãn ra giữa các nhịp đập. Cả hai loại này đều có thể dẫn đến suy tim phải.
Suy tim trái và suy tim phải có các triệu chứng khác nhau. Ví dụ, người bị suy tim trái có thể bị khó thở còn người bị suy tim phải có thể cảm thấy tim đập nhanh. Một số người có thể bị suy tim ở cả hai bên và các triệu chứng của cả hai loại suy tim cũng xuất hiện đồng thời.