1

Chlamydia có gây rối loạn cương dương không?

Ở nam giới, mặc dù chlamydia không gây vô sinh nhưng sẽ gây đau mãn tính ở ống dẫn tinh.
Chlamydia có gây rối loạn cương dương không? Chlamydia có gây rối loạn cương dương không?

Nội dung chính của bài viết

  • Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục. Một trong những biến chứng mà chlamydia có thể gây ra là rối loạn chức năng cương dương.
  • Tiết dịch bất thường từ dương vật, đau khi đi tiểu, đau và sưng tinh hoàn là vác triệu chứng sớm của chlamydia ở nam giới.
  • Ở phụ nữ thì bệnh này có các triệu chứng như đau rát khi đi tiểu, đau bụng, tiết dịch âm đạo bất thường và ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt.
  • Chlamydia có thể điều trị khỏi. Để điều trị dứt điểm chlamydia và ngăn ngừa bệnh ảnh hưởng đến chức năng cương dương thì cần đi khám ngay khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên.

Chlamydia là gì?

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) do vi khuẩn chlamydia trachomatis gây ra, có thể ảnh hưởng đến cả nam giới và phụ nữ. Nếu không được điều trị, bệnh này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng về lâu dài.

Một trong những biến chứng mà chlamydia có thể gây ra là rối loạn chức năng cương dương (rối loạn cương dương). Điều này thường xảy ra trong những trường hợp mà vi khuẩn chlamydia trachomatis xâm nhập tuyến tiền liệt và gây viêm. Viêm tuyến tiền liệt là một trong những nguyên nhân gây rối loạn cương dương.

Triệu chứng của bệnh chlamydia

Sau khi nhiễm chlamydia, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài vài tuần trước khi bộc lộ các triệu chứng. Do đó, nhiều người không hề hay biết mình đã bị mắc bệnh trong khi vi khuẩn đã bắt đầu gây nên những tổn hại cho cơ thể. Phụ nữ là đối tượng đặc biệt dễ gặp phải các vấn đề nghiêm trọng do nhiễm chlamydia.

Khi xuất hiện, các triệu chứng bệnh chlamydia cũng thường giống như triệu chứng của các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Do đó, cần đi khám để xác định chính xác nguyên nhân gây ra các triệu chứng và có cách điều trị thích hợp.

Các triệu chứng sớm của chlamydia ở nam giới gồm có:

  • Tiết dịch bất thường từ dương vật
  • Đau hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Đau và sưng tinh hoàn

Ở phụ nữ thì bệnh này có các triệu chứng như đau rát khi đi tiểu, đau bụng, tiết dịch âm đạo bất thường và ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt.

Các biến chứng về lâu dài mà chlamydia gây ra ở phụ nữ thường nghiêm trọng hơn so với ở nam giới. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh viêm vùng chậu nếu vi khuẩn chlamydia lan sang tử cung và ống dẫn trứng. Bệnh viêm vùng chậu có thể dẫn đến vô sinh hoặc mang thai ngoài tử cung – tình trạng mà bào thai không nằm ở trong tử cung như bình thường và có thể gây tử vong.

Ở nam giới, mặc dù chlamydia không gây vô sinh nhưng sẽ gây đau mãn tính ở ống dẫn tinh.

Phương pháp điều trị chlamydia và rối loạn cương dương

Chlamydia là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên và có thể lây nhiễm khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, đường miệng hoặc đường hậu môn mà không có biện pháp bảo vệ.

Giống như hầu hết các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác, phương pháp điều trị chính khi nhiễm chlamydia là dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Đây là bệnh có thể chữa khỏi nếu điều trị kịp thời.

Điều quan trọng là phải dùng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ và cả hai người đều cần phải điều trị để ngăn bệnh lây truyền qua lại.

Có nhiều người cho rằng một khi đã nhiễm chlamydia thì cơ thể sẽ miễn nhiễm và không bao giờ mắc bệnh lần thứ hai. Điều này là không đúng. Sau khi điều trị khỏi, nếu tiếp tục quan hệ với người bị chlamydia thì bạn sẽ lại nhiễm bệnh. Do đó, cả hai người đều cần phải uống kháng sinh đủ liều, đủ thời gian và cần ngừng quan hệ tình dục cho đến khi điều trị khỏi bệnh.

Nguyên nhân gây rối loạn cương dương

Rối loạn chức năng cương dương là tình trạng không có khả năng cương cứng hoặc không thể duy trì trạng thái cương cứng đủ lâu khi hoạt động tình dục. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây rối loạn cương dương.

Chlamydia

Khi nhiễm chlamydia, vi khuẩn có thể xâm nhập vào tuyến tiền liệt, khiến cho tuyến tiền liệt sưng lên và cản trở sự lưu thông máu đến dương vật.

Chlamydia còn gây đau tinh hoàn. Đặc biệt, khi cả hai người cùng nhiễm bệnh thì việc quan hệ tình dục sẽ vô cùng đau đớn và làm giảm đi sự khoái cảm cũng như là ảnh hưởng đến chức năng tình dục.

Nguyên nhân tâm lý

Rối loạn cương dương có thể là do các vấn đề về tâm lý gây ra. Bộ não đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự hưng phấn trong tình dục. Các vấn đề về tâm lý hoặc cảm xúc sẽ can thiệp vào khả năng kích hoạt và duy trì cảm giác hưng phấn của não bộ, điều này có thể dẫn đến rối loạn cương dương.

Một số nguyên nhân về tâm lý phổ biến gây rối loạn cương dương:

  • Phiền muộn
  • Lo âu
  • Căng thẳng
  • Trục trặc, bất hòa trong mối quan hệ

Nguyên nhân thể chất

Tuần hoàn máu khỏe mạnh cũng là điều vô cùng cần thiết đối với chức năng cương dương. Các vấn đề gây tổn hại đến mạch máu và cản trở sự lưu thông máu qua tĩnh mạch, động mạch có thể dẫn đến rối loạn cương dương.

Các bệnh lý, vấn đề sức khỏe có thể gây rối loạn cương dương gồm có:

  • Bệnh tiểu đường
  • Xơ vữa động mạch (động mạch bị thu hẹp hoặc bị tắc nghẽn)
  • Bệnh tim
  • Cao huyết áp
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Béo phì
  • Đa xơ cứng
  • Bệnh Parkinson
  • Viêm tuyến tiền liệt và các phương pháp điều trị vấn đề ở tuyến tiền liệt

Thói quen sống và thuốc men

Các thói quen xấu như hút thuốc, lạm dụng rượu và tác dụng phụ của một số loại thuốc, ví dụ như thuốc chống trầm cảm và thuốc hạ huyết áp cũng có thể gây rối loạn cương dương.

Khi nào nên đi khám bác sĩ

Nếu phát hiện hoặc nghi ngờ bạn tình của mình bị nhiễm chlamydia hoặc bất kỳ một bệnh lây truyền qua đường tình dục nào thì cần đi khám bác sĩ để tiến hành xét nghiệm. Thông thường thì chỉ cần làm xét nghiệm nước tiểu là đủ để xác nhận chẩn đoán.

Nếu bạn có các triệu chứng, chẳng hạn như tiết dịch bất thường từ dương vật hoặc đau rát khi đi tiểu thì phải đi khám ngay lập tức. Trong trường hợp có dịch tiết bất thường thì bác sĩ sẽ dùng tăm bông lấy mẫu bệnh phẩm (ở cổ tử cung đối với phụ nữ và ở niệu đạo đối với nam giới) và phân tích để lấy thêm thông tin chẩn đoán. Khi phát hiện triệu chứng thì không được trì hoãn vì càng để lâu thì tình trạng bệnh sẽ càng xấu đi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Chlamydia là bệnh không thể tự khỏi mà cần phải can thiệp điều trị.

Đa số nam giới đều đã từng ít nhất một lần trải qua hiện tượng khó cương cứng. Đây là điều bình thường và ngay cả những người trẻ tuổi cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, khi tình trạng này xảy ra thường xuyên thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tiết niệu.

Các biện pháp quan hệ tình dục an toàn

Để ngăn ngừa nhiễm chlamydia và các bệnh lây qua đường tình dục khác cũng như là tránh mang thai ngoài ý muốn thì đòi hỏi sự phối hợp từ cả hai người

Dưới đây là một số biện pháp đảm bảo an toàn khi quan hệ tình dục:

  • Đeo bao cao su
  • Không quan hệ với người lạ và quan hệ với nhiều người
  • Khám tầm soát bệnh lây truyền qua đường tình dục định kỳ, ngay cả khi chỉ quan hệ với một người

Lời kết

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể điều trị khỏi và rối loạn chức năng cương dương cũng vậy. Hiện nay có rất nhiều phương pháp để khôi phục chức năng cương dương bình thường.

Trong trường hợp nguyên nhân gây rối loạn cương dương là do các bệnh lý, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, trầm cảm hoặc các vấn đề sức khỏe khác thì cần có biện pháp điều trị hay kiểm soát tình trạng bệnh để cải thiện chức năng tình dục. Để điều trị dứt điểm chlamydia và ngăn ngừa bệnh ảnh hưởng đến chức năng cương dương thì cần đi khám ngay khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ
Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ

Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu hiện nay được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả điều trị chứng rối loạn cương dương.

Châm cứu có thể điều trị rối loạn cương dương?
Châm cứu có thể điều trị rối loạn cương dương?

Châm cứu là một phương pháp được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau. Vậy phương pháp này có thể điều trị chứng rối loạn cương dương không?

Thay đổi lối sống có thể điều trị rối loạn cương dương?
Thay đổi lối sống có thể điều trị rối loạn cương dương?

Các vấn đề về sức khỏe là nguyên nhân phổ biến gây rối loạn cương dương nhưng đôi khi, nguyên nhân có thể đến từ các thói quen, lối sống hàng ngày.

Đạp xe có thể gây rối loạn cương dương?
Đạp xe có thể gây rối loạn cương dương?

Đạp xe là một môn thể thao được nhiều người lựa chọn để nâng cao sức khỏe, giảm mỡ và đồng thời tăng cường cơ bắp chân. Tuy nhiên, bạn có biết đạp xe có thể gây ảnh hưởng đến chức năng cương dương?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 và rối loạn cương dương
Bệnh tiểu đường tuýp 2 và rối loạn cương dương

Ở những nam giới từ 45 tuổi trở xuống thì rối loạn cương dương có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 2.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây