Chẩn đoán và điều trị sốc bỏng - Bộ y tế 2013
I. KHÁI NIỆM
- Sốc bỏng là 1 trạng thái phản ứng toàn thân của cơ thể khi bị chấn thương bỏng với mức độ tổn thương mô lớn gây các rối loạn bệnh TRÍ: suy sụp tuần hoàn, rối loạn hô hấp, rối loạn cân bằng nước điện giải, rối loạn cân bằng kiềm toan…
- Việc cấp cứu, dự phòng và điều trị sốc bỏng phải được tiến hành khẩn trương, đầy đủ từ tuyến cơ sở đến bệnh viện chuyên khoa theo các nguyên tắc: (1) Điều trị theo cơ chế bệnh sinh bao gồm giảm đau, bổ sung khối lượng máu lưu hành, điều chỉnh rối loạn nước điện giải, cân bằng kiềm toan, (2) chống nhiễm độc, dự phòng nhiễm khuẩn, điều trị triệu chứng, dự phòng và điều trị các biến chứng, (3) tổ chức tốt vận chuyển và điều trị theo tuyến.
II. CHỈ ĐỊNH
- Người già, trẻ nhỏ có diện bỏng bằng và trên 5% diện tích cơ thể; người lớn bằng và trên 15% diện tích cơ thể trong 3 ngày đầu sau bỏng.
- Người bỏng có sốc cương, sốc nhược.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Không có
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa bỏng hoặc bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu và y tá điều dưỡng được phân công.
2. Phương tiện
- Buồng chống sốc: Đủ rộng, ấm, đủ ánh sáng để làm thủ thuật
- Trang bị y tế:
- Oxy, máy hút
- Bóng bóp, dụng cụ đặt nội khí quản, mở khí quản, máy thở
- Dụng cụ đo mạch, nhiệt độ, huyết áp
- Máy sốc tim, monitor theo dõi (nếu có)
- Các sonde: sonde hút, sonde dạ dày, sonde foley, túi nước tiểu
- Dụng cụ truyền dịch: dây truyền, kim luồn, catheter...
- Dụng cụ xét nghiệm
- Dịch truyền:
- Dịch tinh thể: Ringerlactat, Natri chlorid 0,9%, Natri chlorid 10%..
- Dịch keo: Dextran, Gelousin, Refortan...
- Dịch cân bằng kiềm toan: Natri bicarbonat 1,25%, 4,2%, 8,4%
- Thuốc cấp cứu: các epinerphrine, thuốc vận mạch, trợ hô hấp, giãn cơ trơn phế quản, dự phòng loét do stress, kháng histamine...
3. Người bệnh
- Hồ sơ bệnh án, có vẽ hình tổn thương bỏng
- Nằm trên giường hồi sức cấp cứu, được cân nặng nếu có thể
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Chẩn đoán sốc bỏng (cần khám toàn diện người bệnh), lưu ý:
1.1 Khám toàn thân: ý thức, da niêm mạc, nhiệt độ, môi tím, vã mồ hôi, lạnh…
1.2 Khám tuần hoàn: mạch, huyết áp động mạch, huyết áp tĩnh mạch trung tâm; nghe tim...
1.3 Khám hô hấp: tần số thở, nghe phổi…
1.4 Khám tiêu hoá: nôn, buồn nôn, chướng bụng, khám lưỡi…
1.5 Khám tiết niệu: cầu bàng quang, theo dõi nước tiểu, lượng nước tiểu 24 giờ, màu, sắc, mùi, tỉ trọng…
1.6 Khám tổn thương bỏng, vẽ mô tả tổn thương…
1.7 Làm các xét nghiệm cấp cứu: hồng cầu, huyết sắc tố, hematocrit, bạch cầu, công thức bạch cầu, tiểu cầu, nhóm máu, ure, glucose, creatinin, protit máu; albumin, điện giải đồ, khí máu, xét nghiệm động máu, nước tiểu… X quang, điện tim, siêu âm nếu cần và có điều kiện trang bị.
1.8 Ghi các chỉ số vào bảng theo dõi sốc bỏng
1.9 Theo dõi các biến chứng
- Suy thận
- Suy hô hấp
- Tràn máu phế nang
- Liệt dạ dày ruột cấp
- Chảy máu đường tiêu hoá, rối loạn đông máu.
2. Điều trị sốc bỏng
2.1 Cấp cứu và điều trị sốc bỏng
- Lấy bệnh phẩm xét nghiệm: máu, nước tiểu
- Thở oxy
- Truyền dịch: 1 – 2 đường truyền ngoại vi hoặc/và đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, bộc lộ tĩnh mạch (nếu cần)
- Đặt sonde dạ dày
- Đặt sonde bàng quang theo dõi nước tiểu
- Giảm đau toàn thân
- Dự phòng loét do stress
- Kháng histamin
- Thuốc khác: trợ tim mạch, vitamin.
- Thuốc corticoid, giãn phế quản, thuốc vận mạch…: dùng khi có chỉ định.
- Điều chỉnh đơn thuốc theo kết quả xét nghiệm và tình trạng lâm sàng
- Xử trí vết bỏng: thay băng kỳ đầu, cắt lọc, rạch hoại tử chỉ làm khi tình trạng huyết động, hô hấp cho phép, giảm đau tốt.
1. Các chỉ tiêu theo dõi sốc bỏng
- Ý thức
- Mạch, nhiệt độ, huyết áp: 1h/lần, giãn cách tuỳ theo diễn biến bệnh
- Nước tiểu: số lượng (1h/lần – quy ra ml/kg/h), màu sắc, mùi
- Nhịp thở, tình trạng hô hấp, chỉ số cân bằng kiềm toan (khí máu – nếu có thể)
- Điện giải: Na+, K+, Ca+, Cl-
- Cân nặng hàng ngày
- Cấy khuẩn vết thương bỏng
2. Đánh giá kết quả cấp cứu và điều trị sốc bỏng (thoát sốc)
- Người bệnh tỉnh, cảm giác tốt
- Nhịp tim < 120chu kỳ/phút ở người lớn
- Nhịp tim < 160 chu kỳ/phút ở trẻ em < 2 tuổi
- Huyết áp trung bình ³ 65 mmmHg và huyết áp tâm thu > 100 mmHg ở người lớn. Huyết áp trung bình ³ 40 mmmHg ở trẻ em.
- Mạch ngoại vi rõ.
- Nước tiểu 30-50 ml/giờ (75- 00ml/giờ khi bỏng điện cao thế hoặc có Hb niệu) ở người lớn.
- Nước tiểu 1ml/kg/giờ (2ml/kg/giờ khi bỏng điện cao thế hoặc có Hb niệu) ở trẻ em
- Điện giải huyết thanh và nước tiểu về mức bình thường, hết toan chuyển hoá.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Suy thận cấp
- Suy hô hấp cấp, phù phổI cấp
- Chảy máu đường tiêu hoá
- Đông máu rải rác trong lòng mạch
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Không giống như các loại lạc nội mạc tử cung khác, lạc nội mạc tử cung ở cổ tử cung là loại rất hiếm gặp.
Hội chứng HELLP xảy ra với dưới 1% tổng số trường hợp mang thai. Tuy nhiên, trong số những phụ nữ bị tiền sản giật nặng, khoảng 20% sẽ bị hội chứng HELLP.
Rối loạn cương dương là một trong những vấn đề về chức năng tình dục phổ biến nhất ở nam giới. Trong nhiều trường hợp thì rối loạn cương dương chỉ là vấn đề tạm thời.
- 1 trả lời
- 975 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi cảm thấy chân mình to hơn trong khi mang thai. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!
- 1 trả lời
- 600 lượt xem
Mang thai được 25 tuần, em đi siêu âm, bs bảo bị hở cổ tử cung và cần đi khám thêm ở Bệnh viện tuyến trên để theo dõi. Bác sĩ có thể tư vấn thêm và cho em biết chi phí nâng vòng cổ tử cung là bao nhiêu ạ?
- 1 trả lời
- 4427 lượt xem
Mang thai con so 13 tuần, em đi xét nghiệm máu, các chỉ số đều bình thường. Riêng 3 chỉ số HCT 36.9%, RDW 11.4%, MPV 6.36fL thì thấy bôi đậm đen. Em ăn sáng lúc 8h và 11h lấy máu xét nghiệm sinh hóa máu thì glucose 135 mg/dL Kết quả ghi chẩn đoán Z34 là sao?
- 1 trả lời
- 558 lượt xem
Em mới đi xét nghiệm dung nạp đường huyết chỉ số lúc đói là 4.06, sau uống nước đường 1 giờ 9.62, sau uống 2 giờ là 10.3 - Bác sĩ kết luận: dương tính đái tháo đường thai kì. Vậy chỉ số đái tháo đường này của em có đáng lo lắm không ạ?
- 1 trả lời
- 1326 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!