1

Xét nghiệm đánh giá miễn dịch tại niêm mạc tử cung khi IVF nhiều lần thất bại

Phương pháp đánh giá rối loạn miễn dịch tại niêm mạc tử cung và phác đồ chuyên biệt đang đem lại nhiều hy vọng cho các bà mẹ từng thất bại chuyển phôi khi làm thụ tinh ống nghiệm. Đây là phương pháp lần đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam, do các bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản thực hiện.

1. Phương pháp “Rối loạn miễn dịch tại chỗ” là gì?

Em bé phát triển trong tử cung mẹ được xem như điều kỳ diệu của tạo hoá. Sự hình thành phôi thai, sinh linh bé nhỏ từ trứng của mẹ và tinh trùng bố được coi như điều kỳ diệu đầu tiên. Tiếp đến, phôi thai di chuyển về tử cung, làm tổ và lớn lên. Sự làm tổ tại tử cung là điều kỳ diệu thứ hai của tạo hoá. Dù như một cá thể lạ với bộ di truyền của bố nhưng tử cung mẹ sẵn sàng tiếp nhận và nuôi dưỡng không đào thải như hiện tượng đào thải mảnh ghép như các trường hợp ghép tạng (thận, gan).

Điều kỳ diệu hơn cả là ở những người phụ nữ phải xin trứng, xin phôi để có thể làm mẹ thì phôi – những mầm sống này hoàn toàn lạ với tử cung mẹ, nhưng vẫn được tiếp nhận hòa hợp với người mẹ thông qua hệ thống miễn dịch.

Tuy nhiên, khả năng tiếp nhận phôi của mẹ tùy thuộc vào khả năng điều hoà miễn dịch tại chỗ của niêm mạc tử cung - thông qua hoạt động của các yếu tố miễn dịch như tế bào “sát thủ”- natural kiler cells, các lympho bào, các cytokine.

 

Xét nghiệm đánh giá miễn dịch tại niêm mạc tử cung khi IVF nhiều lần thất bại
Tử cung mẹ sẵn sàng tiếp nhận và nuôi dưỡng không đào thải dù phôi thai như một cá thể lạ đối với tử cung

2. Hiệu quả điều trị miễn dịch tại chỗ

Rối loạn miễn dịch tại chỗ là một trong những nguyên nhân làm tổ thất bại. Do đó, khi chẩn đoán được những rối loạn miễn dịch này dựa vào phân tích các yếu tố miễn dịch ở niêm mạc tử cung được sinh thiết sẽ đem lại hướng giải quyết tình trạng thất bại chuyển phôi nhiều lần. Từ năm 2016 đến nay, Trung tâm hỗ trợ sinh sản đã tiến hành nghiên cứu về rối loạn miễn dịch tại chỗ trên 100 trường hợp đã chuyển phôi thất bại trung bình 4 lần. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 72% trường hợp có rối loạn miễn dịch tại chỗ. Khi được chẩn đoán rối loạn miễn dịch và áp dụng điều trị bằng phác đồ chuyên biệt, tỷ lệ có thai lâm sàng (có tim thai) ở các lần chuyển phôi tiếp đã tăng lên 52.2%. Đây là hy vọng mới cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Cho đến nay, với việc không ngừng cập nhật, áp dụng các phương pháp điều trị tiên tiến, Trung tâm hỗ trợ sinh sản là Trung tâm đầu tiên tại Việt Nam tiến hành chẩn đoán bệnh lý này và xây dựng trung tâm trở thành trung tâm mũi nhọn về lĩnh vực hiếm muộn và cải thiện khả năng làm tổ của thai.

3. Những ai nên làm xét nghiệm này?

Những chị em không mắc các bệnh viêm gan B,C và HIV/AIDS đã chuyển ít nhất từ 4 phôi giai đoạn blastocyst hoặc 6 phôi ngày 3 hoặc 4 trở lên mà không có thai. Sau khi được thăm khám vẫn không tìm được các nguyên nhân thất bại làm tổ khác như:

  • Các nguyên nhân bất thường tại buồng tử cung: Polips, nhân xơ, dị dạng tử cung, dính buồng tử cung, niêm mạc mỏng...
  • Các nguyên nhân do phôi: Không có phôi tốt, phôi bất thường...

4. Quy trình chẩn đoán cho bệnh nhân thất bại làm tổ tại ?

Sau khi được chỉ định làm xét nghiệm đánh giá các yếu tố miễn dịch, bạn sẽ được theo dõi một chu kỳ tương tự như chu kỳ chuẩn bị niêm mạc tử cung để chuyển phôi như sau:

  • Theo dõi chu kỳ tự nhiên: Bác sĩ sẽ theo dõi để đảm bảo chắc chắn mẫu sinh thiết của bạn vào đúng giữa giai đoạn hoàng thể.
  • Chuẩn bị niêm mạc tử cung có sử dụng thuốc nội tiết: Bạn sẽ được dùng thuốc nội tiết oestrogen cho đến khi siêu âm niêm mạc tử cung có độ dày thích hợp. Sau đó, bạn được bổ sung thêm Progesteron. Sinh thiết lấy mẫu xét nghiệm sẽ được tiến hành khi đã dùng Progesteron khoảng 5 - 6 ngày, thông thường là ngày 21 – 24 của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Thực hiện sinh thiết niêm mạc tử cung sẽ được tiến hành ngay tại bệnh viện hoặc kết hợp với soi buồng tử cung.

 

Xét nghiệm đánh giá miễn dịch tại niêm mạc tử cung khi IVF nhiều lần thất bại
Thời điểm sinh thiết: ngày 21 – 24 của chu kỳ kinh nguyệt
  • Sau 2 tuần, bạn sẽ nhận được kết quả.
  • Kết quả xét nghiệm sẽ đánh giá tình trạng miễn dịch của bạn có bình thường hay bị rối loạn. Với kết quả xét nghiệm rối loạn miễn dịch này, bạn sẽ được điều trị theo một phác đồ điều trị riêng biệt trong chu kỳ chuyển phôi tiếp theo.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19

Bà bầu tuần thứ 19 sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt của cơ thể với các triệu chứng như đau lưng, chuột rút, chóng mặt, táo bón... Chúng có thể gây cho mẹ bầu cảm giác khó chịu và ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 19 và những việc mẹ bầu cần làm trong thời gian này.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh. Bản chất của tình trạng tắc ống dẫn trứng là bị tắc hoàn toàn hoặc có khi chỉ có một ống bị ngăn chặn hoặc có sẹo làm hẹp lòng ống.

Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?
Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?

Tiêm trưởng thành phổi được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới năm 1972. Từ đó đến nay, phương pháp tiêm trưởng thành phổi đã trở nên phổ biến, góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ suy hô hấp cấp, tử vong và các bệnh tật khác ở trẻ sinh non.

Viêm âm đạo do Trichomoniasis
Viêm âm đạo do Trichomoniasis

Bệnh trùng roi âm đạo Trichomoniasis là bệnh lây qua đường tình dục khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở nữ hơn nam, đặc biệt là phụ nữ trưởng thành, lớn tuổi; hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh trùng roi âm đạo.

Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?
Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?

Hình thái tinh trùng hay kích thước cũng như hình dạng của tinh trùng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sức khỏe sinh sản ở nam giới. Hình thái tinh trùng sẽ được quan sát dưới sự phóng đại của kính hiển vi, đồng thời trong quá trình quan sát có thể phát hiện tinh trùng bất thường một cách rõ ràng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây