1

Viêm màng bồ đào do nấm - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

1.Viêm MBĐ do nấm candida

Thuốc chống nấm :

Amphoterixin B tiêm tĩnh mạch. Thuốc liên kết các sterol ở màng tế bào nấm, làm thay đổi tính thấm màng tế bào nấm và tế bào nấm bị hủy diệt. Amphoteixin truyền tĩnh mạch 25mg/ngày, tổng liều 1g. Thuốc có tác dụng phụ như gây giảm tiểu cầu, thiếu máu, viêm tĩnh mạch, sốt, rét run, đau đầu, hạ huyết áp, thay đổi nhịp tim đặc biệt là nhiễm độc thận, tăng ure máu.

Amphoterixin B có thể tiêm vào buồng dịch kính qua pars-plana với liều 5-10µg/0,1ml, vì thuốc độc đối với võng mạc nên phải tiêm vào trung tâm buồng dịch kính xa võng mạc.

Flucytosin : uống kết hợp tiêm tĩnh mạch Amphoterixin B điều trị viêm MBĐ do nấm candida chỉ định trong những trường hợp đe dọa tổn thương hoàng điểm, bệnh tiến triển nhanh và nặng. Liều uống 150mg/kg/ngày. Khi dùng thuốc phải theo dõi chức năng gan, thận và máyu.

Các thuốc chống nấm khác : Các dẫn xuất azol như miconazol, ketconazol, Itraconazol, fluconazol có tác dụng điều trị nấm nhưng không hiệu quả bằng Amphoterixin B.

  • Itraconazol : Sporal viên 100mg, uống 200mg/lần/ngày trong 3 tuần. Thuốc có tác dụng phụ như nôn, đau bụng, đau đầu. Thuốc được chuyển hóa chủ yếu ở gan. Nếu dùng thuốc quá 30 ngày phải theo dõi chức năng gan.
  • Fluconazol : Triflucan viên 50mg uống hoặc ống 2mg/mlx50ml, 100ml tuyền tĩnh mạch. Liều dùng ở người lớn 100-200mg/ngày, ở trẻ em dùng 3-6mg/kg/ngày, thời gian dùng thuốc tùy theo đáp ứng lâm sàng với thuốc. Tác dụng phụ phổ biến là những rối loạn về tiêu hóa như nôn, đau bụng, ỉa chảy ngoài ra có thể đau đầu, nổi ban, tổn hại chức năng thận, gan.
  • Voriconazol uống 200mgx 2 lần/ngày x 2-4 tuần, tiêm dịch kính 100µg/0,1ml

Điều trị phẫu thuật :

  • Cắt dịch kính qua pars-plana có tác dụng lấy bớt các chất viêm và nhiễm nấm ra khỏi nhãn cầu, lấy bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nấm và kết hợp tiêm thuốc chống nấm vào buồng dịch kính.
  • Cắt dịch kính được chỉ định khi dịch kính đục nhiều.

2. Viêm MBĐ do nấm Aspergillus

Điều trị

Các phương pháp điều trị gồm

  • Tiêm tĩnh mạch amphorixin B
  • Cắt dịch kính kết hợp tiêm amphorixin B vào buồng dịch kinhsm Voriconazol uống
  • Tiêm dịch kính, có thể dùng ketoconazol, Itraconazol, fluconazol.

3. Bệnh nấm Histoplasma mắt

Điều trị tân mạch hắc mạc đe dọa thị lực gồm :

  • Quang đông điều trị tân mạch hắc mạc ở ngoài vùng vô mạch của hoàng điểm.
  • Tuy vậy, quang đông có thể gây biến chứng như sẹo do quang đông ở ngoài vùng vô mạch của hoàng điểm theo thời gian có thể lan vào đến trung tâm vùng vô mạch của hoàng điểm. Liệu pháp quang đông với verteporfin được xem xét ở bệnh nhân có tân mạch dưới hòang điểm.
  • Thuốc chống yếu tố phát triển nội mô mạch máu như macugen, lucentis, avastin.
  • Phẫu thuật cắt màng tân mạch dưới võng mạc vùng hoàng điểm
  • Corticosteroid : việc sử dung corticosteroid còn đang tranh luận. Thuốc có thể dùng khi có bệnh hoàng điểm và không có tân mạch dưới võng mạc hoặc có tân mạch nhưng không thể điều trị bằng quang đông. Thuốc được dùng dưới dạng tiêm hoặc uống.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
CỨ NGỠ ĐAU MẮT ĐỎ, HÓA RA VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO! CỨ NGỠ ĐAU MẮT ĐỎ, HÓA RA VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO! 09:23
CỨ NGỠ ĐAU MẮT ĐỎ, HÓA RA VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO!
Gần 1 năm ròng sống chung với hiện tượng đỏ mắt tái phát sau nhiều lần chỉ dùng thuốc tự nhỏ ở nhà, anh N.Q. B (28 tuổi, Tân Bình) mới chịu đi khám...
 3 năm trước
 679 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây