1

Vắc xin ở trẻ em và co giật do sốt

Các loại vắc xin gây sốt ở trẻ nhỏ có thể có nguy cơ rất nhỏ gây co giật do sốt. Tuy nhiên, trường hợp này vô cùng hiếm gặp. Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh kiểm soát rất chặt chẽ tác dụng phụ của vắc xin trong đó có phản ứng co giật do sốt. Đồng thời, CDC vẫn tiếp tục khuyến khích tiêm chủng cho trẻ theo lịch tiêm chủng.

1. Co giật do sốt

Sốt khiến trẻ có thể bị co thắt hoặc cử động giật được gọi là co giật. Động kinh do sốt được gọi là co giật do sốt. Co giật do sốt thường kéo dài khoảng một hoặc hai phút và có thể xảy ra với bất kỳ bệnh nào gây sốt chẳng hạn cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng tai. Nhiệt độ sốt phổ biến là từ 38,9 độ C hoặc cao hơn, nhưng chúng cũng có thể xảy ra ở nhiệt độ cơ thể thấp hơn hoặc khi sốt đã hạ xuống.

Động kinh do sốt có thể đáng sợ, nhưng gần như ở tất cả trẻ em bị co giật do sốt đều hồi phục nhanh, khỏe mạnh ngay sau đó và không bị tổn thương thần kinh vĩnh viễn. Co giật do sốt không làm cho trẻ dễ mắc chứng động kinh hoặc bất kỳ rối loạn co giật nào khác.

2. Những người có khả năng bị co giật do sốt

Hầu hết các cơn co giật do sốt xảy ra ở trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Có tới 5% trẻ nhỏ sẽ có ít nhất một cơn co giật do sốt. Độ tuổi phổ biến nhất đối với trẻ em bị co giật do sốt là 14 - 18 tháng.

Khoảng 1 trong 3 trẻ bị sốt cao sẽ có nhiều cơn co giật do sốt trong thời thơ ấu. Nếu một thành viên của một gia đình trẻ (anh trai, em gái hoặc cha mẹ) đã từng bị co giật do sốt, thì đứa trẻ đó có nhiều khả năng bị co giật do sốt. Có nguy cơ trẻ bị co giật do sốt sau khi tiêm phòng vắc xin sởi, quai bị, rubella (MMR) và vắc xin sởi, quai bị, rubella và thuỷ đậu (MMRV).

Vắc xin ở trẻ em và co giật do sốt
Hầu hết các cơn co giật do sốt xảy ra ở trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi

3. Vắc xin ở trẻ em và phản ứng sau tiêm chủng

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có nguy cơ nhỏ đối với co giật do sốt trong 5 đến 12 ngày sau khi trẻ được tiêm vắc xin đầu tiên bằng vắc xin sởi, quai bị, rubella (MMR). Rủi ro là cao hơn một chút với các vắc xin phối hợp sởi, quai bị, rubella, thủy đậu (MMRV). Tuy nhiên, những rủi ro này vẫn là nhỏ. Các nghiên cứu đã không cho thấy tăng nguy cơ co giật do sốt sau khi tiêm vắc xin thủy đậu riêng biệt.

Phản ứng sau tiêm phòng có thể gây sốt, nhưng co giật do sốt rất hiếm sau khi tiêm vắc xin. Điều quan trọng, bị bệnh cúm cũng có thể gây co giật do sốt. Bệnh cúm có thể gây sốt cao và co giật do sốt ở trẻ em. Vắc xin cúm có thể bảo vệ trẻ em khỏi bệnh cúm và các biến chứng của nó như viêm phổi. Một số nghiên cứu về trẻ em ở Hoa Kỳ đã được thực hiện để xem liệu có tăng nguy cơ co giật do sốt sau khi tiêm phòng cúm hay không.

Vắc-xin cúm không được tìm thấy có liên quan đến co giật do sốt trong một nghiên cứu đã xem xét 45.000 trẻ em từ 6 tháng đến 23 tháng tuổi đã được tiêm vắc xin cúm từ năm 1991 đến 2003. Vắc-xin cúm theo mùa và vắc xin cúm H1N1 không được tìm thấy có liên quan đến co giật do sốt ở trẻ em trong mùa cúm. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra một nguy cơ nhỏ bị co giật do sốt ở trẻ nhỏ sau khi tiêm phòng cúm trong một số mùa cúm.

Trong các nghiên cứu này, nguy cơ co giật do sốt cao tăng ở trẻ em từ 12 đến 23 tháng tuổi, đặc biệt khi tiêm vắc xin cúm cùng lúc với vắc xin phế cầu khuẩn (PVC13) và vắc xin bệnh bạch hầu, uốn ván ho gà (DTaP). Nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh (CDC) ở trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi cho thấy nguy cơ co giật do sốt trong suốt 24 giờ sau khi trẻ được tiêm vắc xin phòng cúm cùng lúc với vắc xin phế cầu hoặc vắc xin bạch hầu, uốn ván, ho gà. Tiêm phòng cúm không liên quan đến việc tăng nguy cơ co giật do sốt khi được tiêm vào một ngày khác và không trùng đợt tiêm với hai loại vắc xin còn lại. Các nghiên cứu đã không cho thấy nguy cơ tăng co giật do sốt cao sau khi tiêm vắc xin bạch hầu, uốn ván, ho gà, ngoại trừ khi nó được tiêm cùng lúc với thuốc ngừa cúm. Tuy nhiên, cũng có thể có một sự gia tăng nhỏ trong nguy cơ co giật do sốt khi tiêm vắc xin phế cầu khuẩn.

Vắc xin ở trẻ em và co giật do sốt
Cha mẹ cần theo dõi khi trẻ bị sốt để phòng ngừa co giật

Nguy cơ bị co giật do sốt với bất kỳ sự kết hợp nào của các loại vắc xin đều là nhỏ (nhiều nhất là 30 cơn co giật do sốt ở 100.000 trẻ em được tiêm chủng) và Ủy ban Tư vấn về Thực hành Chủng ngừa (ACIP) của Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh (CDC) tiếp tục khuyến khích tiêm chủng cho trẻ theo lịch tiêm chủng. Tiêm vắc xin cúm, phế cầu khuẩn và DTaP sẽ được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Bạn có tin: Virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu
Bạn có tin: Virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu

Bệnh thủy đậu là bệnh cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh rất dễ lây truyền qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân. Đặc biệt, virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu. Vì thế, cách phòng ngừa và tránh lây lan bệnh là đặc biệt quan trọng.

Đang tiêm vắc- xin viêm gan B Euvax, có thể đổi sang loại khác không?
Đang tiêm vắc- xin viêm gan B Euvax, có thể đổi sang loại khác không?

Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng vắc-xin viêm gan B là từ lúc trẻ mới sinh ra, nếu muốn biết tình trạng của trẻ phù hợp với loại vắc-xin nào thì cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Vi khuẩn nào gây bệnh bạch hầu?
Vi khuẩn nào gây bệnh bạch hầu?

Bệnh bạch cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh bạch hầu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Các độc tố do vi khuẩn gây bệnh gây liệt cơ, viêm cơ tim, thậm chí dẫn đến tử vong trong 6 ngày với tỷ lệ khá cao.

Thế nào là bệnh bạch cầu?
Thế nào là bệnh bạch cầu?

Bệnh bạch cầu là một loại ung thư phổ biến, chiếm 31% trong số các loại ung thư ở trẻ nhỏ. Tuy vậy những nghiên cứu cũng như các thống kê cụ thể về bệnh bạch cầu tại Việt Nam còn rất hạn chế. Bài viết sau sẽ cung cấp một số thông tin cần biết về khái niệm, phân loại và yếu tố nguy cơ của bệnh bạch cầu.

Sùi mào gà ở cuống lưỡi thường phổ biến hơn ở nam giới
Sùi mào gà ở cuống lưỡi thường phổ biến hơn ở nam giới

Nam giới có nguy cơ nhiễm bệnh sùi mào gà ở cuống lưỡi cao hơn khoảng gấp 3 lần so với nữ giới.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây