1

Tyrosine: Lợi ích, tác dụng phụ và liều lượng

Tyrosine là một trong những loại axit amin cần thiết và có thể bổ sung cho cơ thể thông qua các thực phẩm ăn uống hàng ngày. Tyrosine làm tăng mức độ chất dẫn truyền tế bào thần kinh dopamine, adrenaline và norepinephrine giúp điều chỉnh tâm trạng, cải thiện trí nhớ, giúp tỉnh táo đầu óc và tăng khả năng tập trung.

1. Tyrosine là chất gì? Tác dụng

Tyrosine là một trong 20 axit amin được sản xuất tự nhiên trong cơ thể từ một axit amin khác gọi là phenylalanin. Đây là 1 axit amin không thiết yếu.

Tyrosine có thể dễ dàng tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như cá, thịt gà, các sản phẩm làm từ sữa, các thực phẩm giàu protein, đặc biệt là trong pho mát, nơi nó được phát hiện lần đầu tiên. Trên thực tế, “tyros” có nghĩa là “pho mát” trong tiếng Hy Lạp

Tyrosine giúp tạo ra các chất quan trọng, có thể kể tới như:

  • Dopamine: Dopamine có tác dụng quan trọng đối với cải thiện kỹ năng vận động, tâm trạng, ngoài ra cũng rất quan trọng đối với trí nhớ.
  • Adrenaline và noradrenaline: Những hormone xuất hiện khi tâm trạng căng thẳng. Chúng chịu trách nhiệm cho những phản ứng chống lại các tình huống căng thẳng, giải phóng năng lượng.
  • Hormone tuyến giáp: Hormone tuyến giáp được sản sinh bởi tuyến giáp và chúng chịu trách nhiệm chính trong điều chỉnh sự trao đổi chất.
  • Melanin: Sắc tố để tại màu sắc cho da, tóc và mắt. Ví dụ, những người da sẫm màu có nhiều hắc tố trên da hơn những người da sáng.

Tyrosine hiện nay cũng được bán sẵn dạng thực phẩm chức năng bổ sung trong chế độ ăn uống. Bạn có thể dễ dàng mua thuốc về sử dụng. Bổ sung tyrosine giúp tăng mức độ dẫn truyền thần kinh dopamine, adrenaline và norepinephrine. Bằng cách tăng cường mức độ các chất dẫn truyền thần kinh này sẽ giúp cải thiện trí nhớ và hiệu suất hoạt động trong các tình huống khiến đầu óc căng thẳng.

  • Tyrosine giúp cải thiện hiệu suất tinh thần trong các tình huống căng thẳng

Tâm trạng căng thẳng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng suy luận, trí nhớ, sự chú ý và kiến ​​thức bằng cách làm giảm chất dẫn truyền thần kinh.

Ngoài ra, bổ sung tyrosine đã được chứng minh là có lợi cho những người thiếu ngủ. Bổ sung tyrosine có thể đảo ngược sự suy giảm tinh thần và cải thiện nhận thức trong các tình huống căng thẳng hoặc đòi hỏi tinh thần. Mặc dù tyrosine có thể cung cấp các lợi ích về nhận thức, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy nó giúp tăng cường hoạt động thể chất.

Cuối cùng, không có nghiên cứu nào cho thấy rằng việc bổ sung tyrosine trong trường hợp không có tác nhân gây căng thẳng có thể cải thiện hiệu suất tinh thần. Nói cách khác, nó sẽ không làm tăng trí não của bạn.

  • Tyrosine có hiệu quả với người bị chứng Phenylketonuria

Phenylketonuria (PKU) là một bệnh di truyền hiếm gặp ở người do khiếm khuyết trong gen làm tạo ra enzyme phenylalanine hydroxylase.

Cơ thể con người sử dụng enzyme này để chuyển đổi phenylalanine thành tyrosine, được sử dụng để tạo ra chất dẫn truyền thần kinh. Nếu không có enzym này, cơ thể không thể phá vỡ phenylalanin, chúng sẽ tích tụ trong cơ thể.

Để điều trị chứng PKU, người bệnh cần tuân theo một chế độ ăn uống đặc biệt, hạn chế thực phẩm có chứa phenylalanin. Tuy nhiên, tyrosine lại được tạo ra từ phenylalanine vì vậy những người mắc bệnh PKU có thể bị thiếu tyrosine. Khi bị thiếu sẽ gây ảnh hưởng tới vấn đề về hành vi. Vì vậy, người bệnh cần bổ sung tyrosine để giảm bớt các triệu chứng

  • Tyrosine có hiệu quả trong chữa bệnh trầm cảm

Trầm cảm xuất hiện khi các chất dẫn truyền thần kinh trong não mất cân bằng. Thuốc chống trầm cảm thường được kê đơn để giúp nuôi dưỡng tế bào não, sắp xếp các rối loạn dẫn truyền các xung đột thần kinh để cân bằng. Tyrosine giúp tăng sản xuất chất dẫn truyền thần kinh vì vậy nó được cho là hoạt động như một loại thuốc chống trầm cảm.

Tuy nhiên, vấn đề ở đây là trầm cảm là một rối loạn phức tạp và đa dạng, vì vậy đây có thể là lý do tại sao một thực phẩm bổ sung như tyrosine lại không có hiệu quả trong việc chống lại các triệu chứng của nó. Vì vậy với những người bị trầm cảm ở mức độ thấp của dopamine, adrenaline hoặc noradrenaline mới có thể có hiệu quả khi bổ sung tyrosine.

Trên nghiên cứu đã thống kê những người bị trầm cảm do thiếu dopamine đã ghi nhận rằng tyrosine mang lại những lợi ích đáng kể về mặt lâm sàng

Tyrosine: Lợi ích, tác dụng phụ và liều lượng
Tyrosine có hiệu quả trong chữa bệnh trầm cảm

2. Tác dụng phụ khi sử dụng Tyrosine

Tyrosine được đánh giá là an toàn nếu sử dụng đúng liều lượng. Có thể bổ sung một cách an toàn tùy theo cân nặng của mỗi người với liều lượng 150 mg/kg mỗi ngày, sử dụng trong tối đa ba tháng.

Tuyên nhiên nó vẫn có thể gây ra tác dụng phụ và tương tác với thuốc

  • Chất ức chế monoamine Oxidase (MAOIs)

Tyramine là một axit amin giúp điều chỉnh huyết áp và được tạo ra bởi sự phân hủy của tyrosine. Tyramine tích tụ trong thực phẩm khi tyrosine và phenylalanine được chuyển đổi thành tyramine bởi một loại enzyme trong vi sinh vật.

Các loại phô mai, thịt hun khói, các sản phẩm từ đậu nành và bia có chứa hàm lượng cao tyramine.

Các loại thuốc chống trầm cảm được gọi là chất ức chế monoamine oxidase (MAOI) ngăn chặn enzyme monoamine oxidase, chất này phân hủy tyramine dư thừa trong cơ thể. Khi kết hợp chất ức chế monoamine oxidase với thực phẩm giàu tyramine có thể gây tăng huyết áp đến mức nguy hiểm.

Tuy nhiên, người ta vẫn chưa biết việc bổ sung tyrosine có thể dẫn đến sự tích tụ tyramine trong cơ thể hay không, vì vậy cần thận trọng đối với những người dùng MAOIs.

  • Hormone tuyến giáp

Các hormone tuyến giáp triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4) giúp điều chỉnh sự tăng trưởng và trao đổi chất trong cơ thể.

Bổ sung tyrosine có thể ảnh hưởng đến các hormone này do tyrosine là một khối xây dựng cho các hormone tuyến giáp, vì vậy việc bổ sung nó có thể làm tăng nồng độ của chúng lên quá cao. Do đó cần thận trọng bổ sung tyrosine với những người đang dùng thuốc điều trị tuyến giáp hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức.

  • Levodopa (L-dopa)

Levodopa(L-dopa) là một loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh Parkinson. Trong cơ thể, L-dopa và tyrosine cạnh tranh để được hấp thụ ở ruột non, điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Cần uống 2 loại thuốc cách nhau vài giờ.

Điều thú vị là tyrosine đang được nghiên cứu để làm giảm một số triệu chứng liên quan đến suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi.

3. Cách bổ sung Tyrosine cho cơ thể. Liều lượng sử dụng

Như một chất bổ sung, tyrosine có sẵn dưới dạng axit amin dạng tự do hoặc N-acetyl L-tyrosine (NALT). NALT dễ hòa tan trong nước hơn so với dạng tự do của nó, nhưng nó có tỷ lệ chuyển đổi thành tyrosine trong cơ thể thấp. Vì vậy cần một liều NALT lớn hơn tyrosine để có được hiệu quả tương tự, làm cho dạng tự do trở thành lựa chọn ưu tiên.

Tyrosine thường được dùng với liều 500–2.000 mg, sử dụng trước khi tập thể dục 30–60 phút. Mặc dù lợi ích của nó đối với hiệu suất tập thể dục vẫn chưa được xác định rõ ràng.

Dùng với liều lượng từ 100–150 mg mỗi kg theo trọng lượng cơ thể sẽ giúp tinh thần tỉnh táo, tập trung trong các tình huống căng thẳng về thể chất hoặc bị mất ngủ.

Nếu sử dụng liều lượng cao hơn có thể gây rối loạn tiêu hóa. Khi sử dụng cần chia thành hai liều riêng biệt, uống 30 và 60 phút trước khi có một sự kiện căng thẳng.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Chế độ ăn trong bệnh lý viêm thực quản bạch cầu ái toan
Chế độ ăn trong bệnh lý viêm thực quản bạch cầu ái toan

Chế độ ăn là một phần quan trọng trong điều trị viêm thực quản bạch cầu ái toan (VTQDBCAT). Bác sĩ điều trị sẽ tư vấn cho bệnh nhân thật đầy đủ và phối hợp với bệnh nhân trong việc thực hiện các phác đồ này.

Đối phó với dị ứng quả chanh
Đối phó với dị ứng quả chanh

Chanh là một thực phẩm được sử dụng phổ biến nhất và được sử dụng hàng ngày. Mặc dù vậy, vẫn có một số người dị ứng với chanh cũng như các thực phẩm thuộc họ cam quýt. Nguyên nhân có thể do dị ứng các axit citric hoặc protein có trong chanh. Bài viết này có thể sẽ giúp bạn hiểu thêm về dị ứng chanh.

Giá trị dinh dưỡng từ thịt gà
Giá trị dinh dưỡng từ thịt gà

Thịt gà là loại thực phẩm yêu thích của chị em nội trợ do thịt gà cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà không chứa nhiều chất béo. Thêm vào đó, thịt gà lại rất dễ chế biến tại nhà hoặc các nhà hàng. Chắc hẳn có lúc bạn sẽ tự hỏi mình rằng một đĩa thịt gà cung cấp bao nhiêu dinh dưỡng và nó có phải là thực phẩm làm tăng cholesterol hoặc có bất kỳ tác hại nào về sức khoẻ không?

Khoai tây tươi có thể bảo quản trong bao lâu?
Khoai tây tươi có thể bảo quản trong bao lâu?

Khoai tây được trồng đầu tiên bởi người dân bản địa tại dãy núi Andes ở Nam Mỹ. Cho tới nay, hàng ngàn giống khoai tây đã được trồng trên toàn thế giới. Mặc dù khoai tây có xu hướng giữ được lâu nhưng bạn có biết chính xác là chúng nên được bảo quản bao lâu trước khi chúng trở nên kém chất lượng và cần phải bỏ đi?

Nên nấu cháo gì cho người ốm?
Nên nấu cháo gì cho người ốm?

Cháo là món ăn thường được bác sĩ khuyến khích sử dụng cho người ốm, bởi đây là món ngon dễ tiêu hóa và chứa nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, rất nhiều người không biết nên nấu món cháo gì để mau chóng phục hồi sức khỏe? Dưới đây là một vài công thức nấu cháo cho người ốm thơm ngon, bạn có thể đọc và tham khảo!

Video có thể bạn quan tâm
SỬ DỤNG BỘT NGHỆ ĐỂ CHỮA DẠ DÀY, NÊN HAY KHÔNG? SỬ DỤNG BỘT NGHỆ ĐỂ CHỮA DẠ DÀY, NÊN HAY KHÔNG? 02:53
SỬ DỤNG BỘT NGHỆ ĐỂ CHỮA DẠ DÀY, NÊN HAY KHÔNG?
Từ lâu, nghệ là một vị thuốc dân gian, có tính hoạt huyết mau liền vết thương và chống gốc tự do. Sử dụng bột nghệ trong điều trị bệnh lý về dạ dày...
 3 năm trước
 960 Lượt xem
Tin liên quan
Canxi san hô: Lợi ích, liều lượng và tác dụng phụ
Canxi san hô: Lợi ích, liều lượng và tác dụng phụ

Canxi từ san hô được cho là có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, từ giúp xương chắc khỏe hơn, giảm các triệu chứng viêm khớp cho đến ngăn ngừa ung thư và bệnh Parkinson.

Vitamin E: Lợi ích, liều lượng và tác dụng phụ
Vitamin E: Lợi ích, liều lượng và tác dụng phụ

Là một trong những vitamin tan trong chất béo thiết yếu, vitamin E có vai trò rất quan trọng đối với chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể. Vitamin này có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh và tăng cường chức năng miễn dịch cho cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng.

Viên uống niacin (vitamin B3): Lợi ích, liều lượng và tác dụng phụ
Viên uống niacin (vitamin B3): Lợi ích, liều lượng và tác dụng phụ

Niacin có tác dụng làm giảm cả lipoprotein mật độ thấp (LDL) hay cholesterol “xấu” và cả các chất béo khác (triglyceride) trong máu, đồng thời tăng lipoprotein mật độ cao (HDL) hay cholesterol “tốt”. Nhờ đó mà niacin có thể cải thiện cholesterol toàn phần.

Tác dụng của chuối đối với sức khỏe
Tác dụng của chuối đối với sức khỏe

Chuối là nguồn cung cấp chất xơ, kali, vitamin B6, vitamin C, các chất chống oxy hóa và một số chất dinh dưỡng thực vật khác.

Tác dụng của cà phê đối với bệnh tiểu đường
Tác dụng của cà phê đối với bệnh tiểu đường

Mặc dù cà phê có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ tiểu đường cho những người chưa mắc nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thức uống này có thể gây nguy hiểm cho những người đã bị bệnh tiểu đường tuýp 2.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây