1

Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng BV Bạch Mai hướng dẫn chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường - Bệnh viện Bạch Mai

Đái tháo đường (ĐTĐ):

  • Là tình trạng tăng đường huyết mạn tính do rối loạn bài tiết Insulin, hoặc do giảm tác dụng chuyển hóa của Insulin hay do sự phối hợp của cả hai yếu tố trên.
  •  Bệnh ĐTĐ nếu không kiểm soát được đường máu tốt, sẽ sớm gây ra nhiều biến chứng ở nhiều cơ quan như tim, mắt, não, thận,...

Phân loại:

  • Týp 1: ĐTĐ phụ thuộc insulin có liên quan tới sự thiếu hụt insulin, thường là kết quả của sự phá hủy tự miễn các tế bào Beta của tụy;
  • Týp 2: ĐTĐ không phụ thuộc insulin chiếm 90% tổng số người ĐTĐ nguyên phát, thường gặp ở người béo. 

Týp khác:

  • Bệnh ở tụy: sỏi tụy, viêm tụy, phẫu thuật tụy
  • Do nội tiết: bệnh Cushing, hội chứng Cushing, u thượng thận, nhiễm độc hormon tuyến giáp.
  • Do dùng thuốc corticoid, lợi tiểu thải kali, thuốc chẹn bêta.
  • ĐTĐ thai kỳ: rối loạn dung nạp glucose trong thời kỳ mang thai.

Chẩn đoán:

  • Một người được chẩn đoán ĐTĐ khi đường máu lúc đói ≥ 7.0 mmol/l hoặc đường máu sau ăn 1-2h ≥ 11.1 mmol/l, hoặc đường máu đo tại thời điểm bất kỳ trong ngày ≥ 11.1 mmol/l.

Nguyên tắc dinh dưỡng:

  • Đủ nhu cầu năng lượng.
  • Đủ hàm lượng đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng với tỷ lệ hợp lý.
  • Không làm tăng đường máu sau bữa ăn và hạ đường máu lúc xa bữa ăn.
  • Hạn chế được các rối loạn chuyển hóa.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý và các hoạt động thể lực hàng ngày.
  • Phù hợp với tập quán ăn uống của địa phương.
  • Đơn giản, tiện lợi và không quá đắt tiền.
  • Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng
  • Năng lượng: 25 – 35kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày.

Chế độ luyện tập

  • Vận động thể lực tăng sức chịu đựng cho tim và giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn vì khi cơ vân hoạt động sẽ tiêu thụ bớt lượng đường do ăn vào.
  • Tăng cường hoạt động thể lực đều đặn, ít nhất 30 phút/ngày, hầu hết các ngày trong tuần như đi bộ, đạp xe, bơi lội…
  • Lựa chọn các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe, nếu đã có biến chứng của ĐTĐ như biến chứng mắt, não, thận, tim mạch, cần hạn chế các động tác thể dục cường độ cao như tennis, thể hình…
  • Cần kiểm tra đường huyết trước và sau khi tập để có thể điều chỉnh thuốc hoặc chế độ ăn khi cần thiết.

Nguồn: Bệnh viện Bạch Mai

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

cdxd ngắn có bị hội chứng người lùn không ạ

dạ chào bác sĩ . em bé hiện tại sa được 37 tuần . cdxd chi có 55 , 2kg1 vây có bị hội chứng người lùn k ạ

  •  1 năm trước
  •  0 trả lời
  •  493 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Tin liên quan
Hướng dẫn bổ sung vitamin D cho người bị bệnh đa xơ cứng
Hướng dẫn bổ sung vitamin D cho người bị bệnh đa xơ cứng

Những người bị bệnh đa xơ cứng (multiple sclerosis) sẽ cần bổ sung nhiều vitamin D hơn so với những người không bị bệnh này.

Tác dụng của cà phê đối với bệnh tiểu đường
Tác dụng của cà phê đối với bệnh tiểu đường

Mặc dù cà phê có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ tiểu đường cho những người chưa mắc nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thức uống này có thể gây nguy hiểm cho những người đã bị bệnh tiểu đường tuýp 2.

Mối liên hệ giữa vitamin D và bệnh tiểu đường tuýp 2
Mối liên hệ giữa vitamin D và bệnh tiểu đường tuýp 2

Các nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên hệ giữa nồng độ vitamin D và mức insulin.

Vitamin D và các chất dinh dưỡng cần thiết cho người bị viêm khớp dạng thấp
Vitamin D và các chất dinh dưỡng cần thiết cho người bị viêm khớp dạng thấp

Bổ sung đủ vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác có thể giúp làm giảm các triệu chứng viêm khớp dạng thấp và giảm nguy cơ biến chứng.

Thiếu hụt vitamin D ảnh hưởng thế nào đến bệnh viêm khớp dạng thấp?
Thiếu hụt vitamin D ảnh hưởng thế nào đến bệnh viêm khớp dạng thấp?

Mới đây, một nhóm nghiên cứu đã có những phát hiện mới về vitamin D và mối liên hệ với bệnh viêm khớp dạng thấp.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây