Tìm hiểu xét nghiệm cấy nước tiểu
1. Nhiễm khuẩn tiết niệu là gì?
Nhiễm khuẩn tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu đặc trưng bởi sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu.
Nhiễm khuẩn tiết niệu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như: Áp xe thận, nhiễm trùng máu, suy thận,...
Bên cạnh các triệu chứng điển hình như buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu có màu đục, mùi hôi,... Một số bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tiết niệu nhưng không có triệu chứng.
Bệnh nhân người cao tuổi lại biểu hiện bằng thay đổi tính tình, rối loạn đường tiêu hóa, thay đổi thói quen ăn uống,... Do đó, ngoài các triệu chứng lâm sàng, để chẩn đoán xác định bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm như tổng phân tích nước tiểu, nhuộm soi trực tiếp, nuôi cấy nước tiểu. Trong đó, nuôi cấy nước tiểu được xem là xét nghiệm quan trọng nhất, mang lại giá trị chẩn đoán quyết định các vi khuẩn nhiễm khuẩn tiết niệu.
2. Cấy nước tiểu là làm gì?
Mẫu nước tiểu của bệnh nhân sẽ được nuôi cấy trên môi trường thạch dinh dưỡng nhằm phát hiện sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu.
2.1 Cách lấy mẫu nước tiểu để nuôi cấy:
Mẫu nước tiểu của bệnh nhân có thể được lấy bằng 3 cách như sau:
- Lấy nước tiểu giữa dòng: Thời gian lấy nước tiểu tốt nhất là vào buổi sáng, vì lúc này vi khuẩn đã có thời gian sinh sôi ở bàng quang vào ban đêm. Bệnh nhân được hướng dẫn vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài. Khi bắt đầu tiểu, cần bỏ khoảng 30ml nước tiểu đầu vì phần nước tiểu này thường bị nhiễm các vi khuẩn thường trú tại vùng niệu. Lấy khoảng 30ml phần nước tiểu tiếp theo vào lọ đựng nước tiểu vô trùng miệng rộng, đậy chặt nắp lọ sau khi lấy nước tiểu xong.
- Lấy nước tiểu trực tiếp qua ống sonde bàng quang: Kỹ thuật viên sẽ dùng một ống nhỏ xuyên qua niệu đạo vào bàng quang, nước tiểu sẽ theo ống chảy ra lọ chứa nước tiểu.
- Chọc hút kim trên xương mu, từ thận, niệu quản, bàng quang qua can thiệp thủ thuật, phẫu thuật. Đây là phương pháp lấy được mẫu nước tiểu đảm bảo nhất cho việc nuôi cấy nước tiểu. Tuy nhiên, do khó thực hiện nên chỉ được tiến hành trong một số trường hợp đặc biệt như trẻ em hoặc người lớn bị bí tiểu tiện.
Lọ đựng nước tiểu phải có thông tin bệnh nhân cùng với giấy chỉ định của bác sĩ phải được đưa xuống phòng xét nghiệm trong vòng hai giờ để tiến hành nuôi cấy. Nếu không thể vận chuyển ngay đến phòng xét nghiệm thì cần bảo quản mẫu trong ngăn mát tủ lạnh 4 độ C trong thời gian tối đa là 18 giờ.
2.2 Các bước tiến hành nuôi cấy nước tiểu
Nước tiểu sẽ được nuôi cấy trên môi trường thạch Blood agar và MacConkey agar. Kỹ thuật viên sẽ lắc nhẹ mẫu nước tiểu cho đều, sau đó cho que cấy 1 μl chạm vào mẫu nước tiểu theo chiều thẳng đứng, không nhúng cả que cấy vào sâu trong mẫu nước tiểu. Dùng que cấy đã lấy nước tiểu vạch, các đĩa cấy sẽ được ủ ở 35oC, để qua đêm.
2.3 Cách đọc kết quả nuôi cấy nước tiểu
Nếu không có khuẩn lạc mọc trên đĩa thạch: Kết quả nuôi cấy nước tiểu âm tính.
Nếu có kết quả vi khuẩn mọc trên thạch, chia ra các trường hợp như sau:
2.3.1 Trường hợp 1
Vi khuẩn nuôi cấy <10 CFU/đĩa tương đương số lượng vi khuẩn < 104 CFU/ml, trả kết quả là : Không phát hiện vi khuẩn gây nhiễm trùng nước tiểu. Tuy nhiên ở các trường hợp: mẫu nước tiểu được lấy từ bàng quang qua sinh thiết trên xương mu hoặc qua nội soi bàng quang, mẫu nước tiểu lấy từ bệnh nhân nữ có các dấu hiệu nhiễm trùng rõ hoặc mẫu nước tiểu có mủ, cần thực hiện tiếp định danh và kháng sinh đồ.
2.3.2 Trường hợp 2
Vi khuẩn nuôi cấy có lượng từ 10-100 khuẩn lạc/đĩa tương dương với số lượng vi khuẩn là 104-105 CFU/ml. Các bước tiếp theo được tiến hành như sau:
- Nếu bệnh nhân không có triệu chứng nhiễm trùng tiết niệu: đề nghị lấy lại mẫu nước tiểu và nuôi cấy lại.
- Nếu bệnh nhân có triệu chứng nhiễm trùng tiết niệu cộng với mẫu cấy có 1 hoặc 2 lại vi khuẩn: tiến hành định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.
- Nếu bệnh nhân không có triệu chứng nhiễm trùng tiết niệu hoặc triệu chứng không rõ ràng, kết quả soi đếm vi khuẩn, bạch cầu ít: trả kết quả số lượng CFU+ đề nghị lấy lại mẫu nước tiểu và nuôi cấy lại.
2.3.3 Trường 3
Vi khuẩn nuôi cấy số lượng >105 CFU/ml cộng với mẫu cấy có 1-2 loại vi khuẩn: tiến hành thông báo số lượng và hội chẩn với bác sĩ điều trị, tiến hành định danh và làm kháng sinh đồ khi có yêu cầu.
2.3.4 Trường hợp 4
Nếu mẫu nuôi cấy có trên 2 loại vi khuẩn ở trường hợp 2 và 3, tức mẫu nước tiểu đã bị tạp nhiễm và đề nghị cấy lại.
Tiến hành định danh và làm kháng sinh đồ với các chủng nuôi cấy đủ số lượng gây bệnh. Đối với vi khuẩn Burkholderia pseudomallei và Streptococcus group B, luôn phải định danh và làm kháng sinh đồ bất kể số lượng vi khuẩn như thế nào.
Kết quả nuôi cấy, định danh và kháng sinh đồ giúp bác sĩ điều trị nắm được tình trạng nhiễm khuẩn, tác nhân vi khuẩn gây bệnh và kháng sinh sử dụng hiệu quả trên vi khuẩn gây bệnh. Từ đó giúp việc điều trị chính xác và hiệu quả hơn.
Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.
Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.
Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.
Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.
Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.
Ferritin là một loại protein dự trữ sắt và giải phóng sắt khi cơ thể cần. Ferritin tập trung chủ yếu trong các tế bào và chỉ có một lượng rất nhỏ lưu thông trong máu.
Xét nghiệm sắt huyết thanh giúp phát hiện nồng độ sắt trong máu thấp hoặc cao hơn bình thường.
Thèm nhai đá có thể là do nhiều nguyên nhân nhưng hai nguyên nhân phổ biến nhất là thiếu máu do thiếu sắt và hội chứng pica.