Tìm hiểu về căn bệnh Dyskeratosis congenita
1. Dyskeratosis congenita: Hội chứng suy tủy xương
Bệnh được mô tả lần đầu tiên trong các tài liệu y học vào năm 1906, chứng rối loạn dày sừng bẩm sinh ban đầu được cho là một bệnh ngoài da xuất hiện ở móng tay và miệng. Chỉ sau đó vào những năm 60, người ta thấy rằng những bệnh nhân có vấn đề về da này hầu như luôn bị suy tủy xương. Do đó, trong khoảng 40 năm qua, hội chứng suy tủy xương, rối loạn sừng hóa bẩm sinh được chẩn đoán khi bệnh nhân có đồng thời ba triệu chứng điển hình: da bất thường, dị dạng (loạn dưỡng) móng tay và các mảng dày màu trắng trên màng nhầy của miệng (bạch sản miệng). Những thay đổi về da có thể xuất hiện trước khi phát triển thành suy tủy xương.
Suy tủy xương thường được chẩn đoán bằng số lượng tế bào máu lưu thông thấp bao gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Ở những bệnh nhân mắc chứng rối loạn dày sừng bẩm sinh có thể có tầm vóc thấp, bất thường về mắt và răng, tóc mỏng và bạc sớm, bệnh xơ phổi, bệnh gan, bất thường về đường ruột, loãng xương, vô sinh, khó khăn trong học tập và chậm phát triển. Người bệnh cũng tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu và ung thư.
Ngày nay, ngoài việc khám da, móng tay và miệng để phát hiện những thay đổi điển hình của bệnh thì các xét nghiệm khác để chẩn đoán rối loạn dày sừng bẩm sinh cũng được sử dụng bao gồm cả xét nghiệm di truyền nhằm phát hiện bất thường về gen gây bệnh. Bằng các xét nghiệm có độ nhạy tốt hơn, bác sĩ thấy rằng chỉ có một số ít bệnh nhân có bất thường di truyền thực sự dẫn tới bệnh cảnh lâm sàng đầy đủ của chứng rối loạn dày sừng bẩm sinh như đã nêu ở trên. Họ thấy rằng có nhiều người có bất thường di truyền (đột biến) nhưng chỉ biểu hiện thể nhẹ của bệnh. Thường thì những người này có thể chỉ biểu hiện một hoặc hai đặc điểm lâm sàng và những đặc điểm này chỉ trở nên rõ ràng vào giai đoạn cuối của cuộc đời, một số không bao giờ biểu hiện các bất thường về da.
Liệu rằng những bệnh nhân mà không có biểu hiện ngoài da có nên được xem là rối loạn dày sừng bẩm sinh hay không còn đang gây tranh cãi và thường những người này được gọi là mắc hội chứng rối loạn sừng hóa không điển hình. Thậm chí có những người mang đột biến nhưng không bao giờ phát bệnh, tuy nhiên con hoặc cháu của họ lại có thể biểu hiện bệnh. Những người này thường được gọi là người mang đột biến thầm lặng. Điều này rất mới mẻ trong y học và rất quan trọng đối với các bác sĩ và bệnh nhân bởi vì phần lớn những gì đã được công bố trước đây về căn bệnh này có thể thực sự không còn áp dụng cho tất cả những người mới được chẩn đoán mắc chứng rối loạn sừng hóa.
Trong phần lớn trường hợp chứng rối loạn sừng hóa bẩm sinh là do di truyền. Kiểu di truyền có thể là di truyền liên kết trên nhiễm sắc thể X (hội chứng Zinsser-Cole-Engleman), di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường loạn sản bẩm sinh (kiểu Scoggins) hoặc di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường. Tuy nhiên có tỷ lệ lớn bệnh nhân mắc bệnh có tính chất rời rạc, tức là cha mẹ không có biểu hiện bệnh. Ở một số bệnh nhân này có mang đột biến mới phát sinh và không do cha mẹ di truyền.
2. Phương pháp chẩn đoán
Chẩn đoán ban đầu thông qua đánh giá lâm sàng, bệnh sử của bệnh nhân và các đặc điểm dấu hiệu cổ điển của bệnh. Ở những người bị thiếu máu bất sản là dấu hiệu đầu tiên của hội chứng hoặc xơ phổi thì chẩn đoán khó khăn hơn.
Telomere ngắn bất thường cũng là dấu hiệu chẩn đoán cho hội chứng dyskeratosis ở những bệnh nhân suy tủy. Các xét nghiệm sinh học phân tử phát hiện đột biến cho gen DKC1, TERC, TERT, TINF2 NHP2, NOP10 cũng được dùng chẩn đoán. Tuy nhiên các xét nghiệm này khá tốn kém và một số gen còn đang tiếp tục nghiên cứu vai trò chức năng và mối liên quan. Xét nghiệm sinh học phân tử là một kỹ thuật xét nghiệm cao, đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm.
Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.
Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.
Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.
Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.
Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.
Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Thèm nhai đá có thể là do nhiều nguyên nhân nhưng hai nguyên nhân phổ biến nhất là thiếu máu do thiếu sắt và hội chứng pica.