1

Tìm hiểu u vùng tuyến tùng

U tuyến tùng là là khối u nằm ở vùng này bao gồm u của tuyến tùng và u các thành phần, cấu trúc của vùng này. Khối u tuyến tùng có thể chèn ép não thất III, chèn ép cống não gây não úng thủy, chèn ép cuống não trên, chèn ép tiểu não, chèn ép hố sau... gây nên các rối loạn khác nhau.

1. U tuyến tùng là gì?

 

Tuyến tùng là một tuyến nội tiết nhỏ nằm trong não của các loài động vật có xương sống gần trung tâm não bộ có chức năng giúp điều chỉnh nhịp sinh học.

U tuyến tùng là khối u nằm ở vùng này bao gồm u của tuyến tùng và u các thành phần, cấu trúc của vùng này. Khối u tuyến tùng có thể chèn ép não thất III, chèn ép cống não gây não úng thủy, chèn ép cuống não trên, chèn ép tiểu não, chèn ép hố sau... gây nên các rối loạn khác nhau.

U tuyến tùng gặp khoảng 0,4-1% trường hợp u não, gặp nhiều hơn ở người Châu Á, chiếm khoảng 3-9% tổng số u trong sọ. Tuyến tùng là vùng có giải phẫu khá phức tạp, nằm sâu trong nhu mô não, xung quanh có nhiều mạch máu và cấu trúc quan trọng khác nên phẫu thuật tiếp cận vùng này vẫn còn là thách thức đối với nhiều phẫu thuật viên.

Tìm hiểu u vùng tuyến tùng
U tuyến tùng gây ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh

 

Khối u tuyến tùng có thể chia làm 4 loại sau:

  • U tế bào tuyến tùng
  • U có nguồn gốc từ tế bào mầm
  • U tế bào thần kinh đệm
  • U màng não

2. Biểu hiện u tuyến tùng

 

2.1. Hội chứng tăng áp lực nội sọ

  • Nguyên nhân do khối u gây tắc nghẽn lưu thông nước não tủy làm áp lực trong sọ tăng lên bất thường.
  • Bệnh khởi phát âm thầm, do đó đôi khi chỉ gây tình trạng não úng thủy đơn thuần và dễ lầm với bệnh não úng thủy thông thường.
  • Triệu chứng nguyên nhân do tăng áp lực nội sọ bệnh này là đau đầu, buồn nôn, nôn và rối loạn nhịp thở. Vì vậy, đôi khi bệnh dễ bị lầm tưởng với những rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn thông thường.
  • Các dấu hiệu phân biệt với hội chứng khác: Khi tăng áp lực nội sọ, bệnh nhân thường có hội chứng Cushing biểu hiện bằng mạch chậm, tăng huyết áp và rối loạn nhịp thở.
Tìm hiểu u vùng tuyến tùng
U tuyến tùng gây ra hội chứng tăng áp lực nội sọ

 

2.2. Rối loạn nhìn

  • Nguyên nhân là do khối u chèn ép vào các mảnh chất trắng của não gây nên.
  • Triệu chứng bệnh biểu hiện qua nhìn mờ, nhìn đôi, khó ngước mắt lên, mất tập trung 2 nhãn cầu (biểu hiện qua việc bệnh nhân không thể tập trung nhãn cầu nhìn 1 vật từ xa di chuyển vào gốc mũi; gọi là dấu hiệu Parinaud).
  • Dấu hiệu khó tập trung, rối loạn tính cách, rối loạn tâm thần, mất phối hợp động tác, rối loạn nội tiết do khối u chèn ép cấu trúc xung quanh hoặc xâm lấn vào cấu trúc lân cận vùng tuyến tùng.
Tìm hiểu u vùng tuyến tùng
U tuyến tùng gây rối loạn nhìn

 

2.3. Các triệu chứng lâm sàng khác

Nếu là u tuyến tùng, bệnh nhân thường có biểu hiện đau đầu mạn tính.

Nếu khối u ác tính phát triển nhanh, bệnh nhân có thể biểu hiện lâm sàng cấp tính, suy giảm tri giác nhanh hoặc hôn mê.

  • Nếu khối u ác tính theo nước não tủy xuống tủy sống thì có thể gây triệu chứng đau lưng, đau sau gáy.

Nếu khối u vùng tuyến tùng (thường gặp là u tế bào mầm) xâm lấn vùng dưới đồi, vùng tuyến yên thì sẽ gây triệu chứng đái tháo nhạt, làm tăng nồng độ HCG và khiến bệnh nhân dậy thì sớm, thường trước 10 tuổi. U tế bào mầm là loại u tuyến tùng trẻ em thường gặp.

3. Chẩn đoán bệnh u tuyến tùng

 

3.1. Định lượng AFP, HCG

Nếu có u tuyến tùng, thông thường bác sĩ sẽ không mổ ngay, trừ trường hợp khẩn cấp, có thể thực hiện thăm dò định lượng AFP, HCG, sinh thiết định vị nhằm xác định bản chất của khối u. Những thăm dò đó cho phép xác định được khối u nang tuyến tùng lành hay ác tính và có giá trị trong chiến lược điều trị vì khối u vùng này có thể điều trị khỏi bằng phương pháp xạ trị.

Đồng thời, định lượng nồng độ AFP, HCG cho phép theo dõi hiệu quả điều trị (nồng độ AFP, HCG giảm dần khi điều trị hiệu quả, không giảm hoặc tăng khi điều trị không hiệu quả), cho phép đánh giá khả năng tái phát của khối u tuyến tùng (nồng độ AFP, HCG tăng đột ngột trở lại khi đã giảm).

Tìm hiểu u vùng tuyến tùng
Định lượng AFP, HCG

 

3.2. Chẩn đoán hình ảnh

Những khảo sát hình ảnh học của u tuyến tùng có vai trò rất quan trọng nhất là chụp cắt lớp điện toán (CT-Scan) và chụp cộng hưởng từ (MRI)

  • Hình ảnh trên CT-Scan rất có giá trị trong chẩn đoán khối u tuyến tùng. Khối u vùng này thường có vôi hóa trong khối u và ngấm thuốc cản quang mạnh, đồng thời chèn ép gây tắc nghẽn và làm dãn não thất.
  • Hình ảnh MRI thì có giá trị trong chẩn đoán và dự báo thương tổn giải phẫu của u tuyến tùng. Hình ảnh MRI đánh giá được kích thước, hình thái và mức độ xâm lấn của khối u; đánh giá được mối liên quan giữa khối u với các não thất và các cấu trúc mạch máu xung quanh giúp cho việc phẫu thuật nếu có sẽ chính xác hơn và an toàn hơn.
Tìm hiểu u vùng tuyến tùng
Kết quả CT-Scan u tuyến tùng

4. Hướng điều trị bệnh u tuyến tùng

 

  • Khối u vùng tuyến tùng phần lớn là u ác tính (40%) nhưng đa số nhạy với xạ trị. Còn các khối u tuyến tùng nếu lành tính thường được điều trị khỏi bằng phẫu thuật.
  • Nếu bệnh nhân bị não úng thủy thì phải điều trị não úng thủy bằng nội soi mở thông sàn não thất hoặc dẫn lưu não thất-ổ bụng.
  • Nếu bệnh nhân không bị não úng thủy hoặc não úng thủy mức độ nhẹ chưa gây nguy hiểm thì nên phối hợp những xét nghiệm cận lâm sàng để biết bản chất khối u tuyến tùng.
  • Nếu kết quả xét nghiệm cho phép kết luận là u tế bào mầm thì nên điều trị bằng tia xạ.
  • Nếu kết quả xét nghiệm chưa cho phép kết luận bản chất khối u tuyến tùng thì nên sinh thiết hoặc phẫu thuật lấy khối u.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?
[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng
Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng
Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma
Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

Video có thể bạn quan tâm
BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU RÕ VỀ ÁNH SÁNG XANH? BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU RÕ VỀ ÁNH SÁNG XANH? 01:28
BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU RÕ VỀ ÁNH SÁNG XANH?
Phải chăng sự xuất hiện của ánh sáng xanh chỉ đến từ màn hình của các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại?Hãy cùng BS Nguyễn Thị...
 3 năm trước
 816 Lượt xem
Tin liên quan
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!

Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Thèm nhai đá có thể là dấu hiệu thiếu sắt
Thèm nhai đá có thể là dấu hiệu thiếu sắt

Thèm nhai đá có thể là do nhiều nguyên nhân nhưng hai nguyên nhân phổ biến nhất là thiếu máu do thiếu sắt và hội chứng pica.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây