1

Thế nào là vắc - xin tái tổ hợp?

Vắc - xin tái tổ hợp là loại nucleic acid vắc - xin, dựa trên nguyên lý một gen mã hóa cho protein kháng nguyên đặc hiệu được tiêm vào vật chủ (tế bào động vật hoặc vi sinh vật) để sản xuất các kháng nguyên này và khởi động một phản ứng miễn dịch.

1. Nguyên lý của việc tạo ra vắc - xin tái tổ hợp

 

Trong tự nhiên, các virus bám vào tế bào và bơm vật chất di truyền vào trong tế bào. Trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã lợi dụng quá trình này. Họ tìm cách lấy đoạn gen của virus vô hại hoặc giảm độc lực và chèn thêm đoạn vật chất di truyền của vi sinh vật khác. Virus đóng vai trò vận chuyển DNA tới các tế bào. Vắc - xin tái tổ hợp bắt chước nhiễm trùng tự nhiên và vì vậy làm tốt công việc kích thích hệ miễn dịch. Vi khuẩn giảm độc lực cũng có thể được sử dụng làm vector, tuy nhiên không phổ biến bằng cách sử dụng virus. Trong trường hợp này, vật chất di truyền chèn vào làm vi khuẩn biểu lộ kháng nguyên của vi sinh vật khác trên bề mặt của chúng. Nhờ vậy, vi khuẩn vô hại bắt chước vi sinh vật gây hại và kích thích đáp ứng miễn dịch.

2. Định nghĩa của tái tổ hợp

 

Tái tổ hợp là khi các gen liên kết không hoàn toàn, xuất hiện các dạng giao tử mới không giống cha mẹ do có sự sắp xếp lại các gen. Hiện tượng này gọi là tái tổ hợp và các dạng mới xuất hiện gọi là dạng tái tổ hợp.

Thế nào là vắc - xin tái tổ hợp?
Công nghệ tái tổ hợp

3. Các công đoạn chính tạo DNA tái tổ hợp để tạo ra vắc - xin tái tổ hợp

 

  • Chọn nguyên liệu:

Các loại DNA sử dụng làm phương tiện vận chuyển gen (vector) thường là DNA plasmid hoặc DNA phage. Chúng được thu nhận chủ yếu từ tế bào của vi sinh vật, sau đó sẽ được tách, làm sạch theo phương pháp chiết tách DNA plasmid hoặc DNA virus. DNA chứa gen cần nghiên cứu (DNA lạ) cũng được thu nhận từ tế bào sinh vật được chiết tách, làm sạch và kiểm tra theo phương pháp chiết tách DNA. Ngoài ra, một loại DNA khác có thể sử dụng là DNA tổng hợp bằng phương pháp hóa học, hoặc tổng hợp từ mRNA bằng enzyme sao chép ngược theo cơ chế nuclease S1 hoặc kỹ thuật Gubler - Hoffman. Các enzyme để cắt, nối các đoạn DNA lại với nhau gồm enzyme restriction, enzyme ligase, cùng với sự hợp tác của một số enzyme khác như kinase và alkaline phosphotase,...

  • Công đoạn cắt với sự tham gia của enzyme RE (Restriction Endonuclease) kiểu II:

RE kiểu II là những enzyme cắt hạn chế ở những vị trí xác định và được dùng trong công nghệ DNA tái tổ hợp bởi vì chúng có một số ưu điểm: hầu như chỉ có một kiểu hoạt tính cắt, enzyme khác đảm nhiệm việc cải biên. Mỗi một enzyme cắt ở vị trí phù hợp định trước ngay ở bên trong hay cạnh trình tự nhận biết. Chúng chỉ cần ion Mg và không cần năng lượng ATP. Các enzyme này gặp chuỗi đích của nó trên phân tử DNA sẽ cắt DNA thành hai mảnh dạng đầu bằng hay đầu dính. Hiệu quả cắt của enzyme giới hạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như hàm lượng của enzyme, nhiệt độ, ion kim loại, môi trường đệm, pH và độ tinh khiết của DNA.

  • Công đoạn nối với sự tham gia của DNA ligase:

Bước tiếp theo của kĩ thuật di truyền là nối các đoạn DNA vào vector chuyển gen để tạo thành plasmid có mang DNA lạ. Phản ứng nối được thực hiện bằng cách sử dụng enzyme DNA ligase. DNA ligase là một enzyme xúc tác các phản ứng nối hai mảnh DNA bằng cách tạo cầu nối phosphodiester giữa đầu 5’(P) và đầu 3’(OH) của hai nucleotide đứng cạnh nhau. Trong sinh học phân tử, DNA ligase được coi như là một chất keo phân tử để kết dính các mẫu DNA lại với nhau. Nối đầu bằng được xảy ra khi hai đoạn DNA đầu bằng đứng cạnh nhau. Dưới tác dụng của enzyme ligase, liên kết phosphodiester giữa đầu 5’(P) và đầu 3’(OH) được hình thành và hai nucleotide được nối lại với nhau. Khả năng nối hai đoạn DNA đầu bằng rất thấp, nên để tăng hiệu suất phản ứng, thường người ta phải tăng nồng độ của các đoạn DNA. Với trường hợp nối đầu lệch, hai mảnh DNA đầu lệch do có những base bổ sung nên chúng tiến gần lại nhau để tạo liên kết hydro giữa các nitrogen base bổ sung. Sau đó, hai nucleotide của hai đầu nối tạo liên kết ester giữa OH(3’) và P(5’) dưới tác dụng của enzyme DNA ligase.

4. Đánh giá về vắc - xin tái tổ hợp

Thế nào là vắc - xin tái tổ hợp?
Vắc-xin tái tổ hợp viêm gan B

 

Vắc - xin tái tổ hợp là các chế phẩm sinh học của vi sinh vật được làm giảm độc lực, không còn khả năng gây bệnh đối với đối tượng nhận vắc - xin. Khi đưa vắc - xin vào cơ thể bằng các phương pháp khác nhau, chúng đều có khả năng kích thích cơ thể sinh miễn dịch. Khi cơ thể chịu sự kích thích của kháng nguyên, sẽ xuất hiện đáp ứng miễn dịch sản xuất ra một loại protein mới có chức năng bảo vệ cơ thể gọi là kháng thể.

Vắc - xin được sản xuất theo phương pháp này hiện có giá thành cao, đồng thời yêu cầu điều kiện bảo quản và vận chuyển nghiêm ngặt.

Hiện nay, bằng công nghệ DNA tái tổ hợp người ta đã sản xuất được vắc - xin viêm gan B.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Bạn có tin: Virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu
Bạn có tin: Virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu

Bệnh thủy đậu là bệnh cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh rất dễ lây truyền qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân. Đặc biệt, virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu. Vì thế, cách phòng ngừa và tránh lây lan bệnh là đặc biệt quan trọng.

Đang tiêm vắc- xin viêm gan B Euvax, có thể đổi sang loại khác không?
Đang tiêm vắc- xin viêm gan B Euvax, có thể đổi sang loại khác không?

Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng vắc-xin viêm gan B là từ lúc trẻ mới sinh ra, nếu muốn biết tình trạng của trẻ phù hợp với loại vắc-xin nào thì cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Vi khuẩn nào gây bệnh bạch hầu?
Vi khuẩn nào gây bệnh bạch hầu?

Bệnh bạch cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh bạch hầu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Các độc tố do vi khuẩn gây bệnh gây liệt cơ, viêm cơ tim, thậm chí dẫn đến tử vong trong 6 ngày với tỷ lệ khá cao.

Thế nào là bệnh bạch cầu?
Thế nào là bệnh bạch cầu?

Bệnh bạch cầu là một loại ung thư phổ biến, chiếm 31% trong số các loại ung thư ở trẻ nhỏ. Tuy vậy những nghiên cứu cũng như các thống kê cụ thể về bệnh bạch cầu tại Việt Nam còn rất hạn chế. Bài viết sau sẽ cung cấp một số thông tin cần biết về khái niệm, phân loại và yếu tố nguy cơ của bệnh bạch cầu.

Sùi mào gà ở cuống lưỡi thường phổ biến hơn ở nam giới
Sùi mào gà ở cuống lưỡi thường phổ biến hơn ở nam giới

Nam giới có nguy cơ nhiễm bệnh sùi mào gà ở cuống lưỡi cao hơn khoảng gấp 3 lần so với nữ giới.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây