1

Thai kỳ và một số Bệnh lý tiêu hóa thường gặp- Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

A-Tổng quan

Các rối loạn ở hệ tiêu hóa (RLTH) là một trong những than phiền thường gặp nhất của phụ nữ khi mang thai. Một số phụ nữ có những RLTH chỉ gặp duy nhất lúc có thai. Số khác đã bị sẵn các RLTH mạn tính sẽ cần đến những chăm sóc đặc biệt trong thai kỳ.

Nắm vững các vấn đề đa dạng về tiêu hóa khi có thai sẽ giúp việc chăm sóc được tối ưu. Bài viết này xin được đề cập đến các triệu chứng tiêu hóa thường gặp ở thai phụ và những bệnh lý tiêu hóa mà việc xử trí cũng khá nan giải trong lúc mang thai.

B- Buồn nôn và nôn

1- Tỷ lệ mắc bệnh

  • Buồn nôn, có hoặc không kèm theo nôn ói, thường thấy ở giai đoạn đầu của thai kỳ. 
  • Buồn nôn xảy ra ở 50-90% trường hợp có thai, trong khi nôn ói thường đi kèm với 25-55% trường hợp.

2- Các yếu tố nguy cơ

  • Các yếu tố tăng nguy cơ nôn ói gồm trẻ tuổi, béo phì, thai lần đầu và hút thuốc.
  • Buồn nôn có khuynh hướng tái phát ở những lần có thai sau này, mặc dù thời gian có thể sẽ ngắn hơn.

3- Lâm sàng

  • Buồn nôn trong thai kỳ thường tự giới hạn và xảy ra trong 3 tháng đầu ở 91% phụ nữ, thường là ở 6-8 tuần đầu tiên. Trong các thể nhẹ, buồn nôn được gọi là thai hành vào buổi sáng. Sinh lý bệnh còn chưa rõ ràng.
  • Được quy cho các thay đổi về nội tiết, các rối loạn vận động của hệ tiêu hóa, cùng các yếu tố tâm lý xã hội. Khi buồn nôn và nôn kéo dài đến sau 3 tháng hoặc 6 tháng thì cần phải chú ý tìm thêm những nguyên nhân khác.
  • Các nguyên nhân khác gây buồn nôn và nôn bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm dạ dày ruột, bệnh lý loét tiêu hóa (PUD), viêm tụy, bệnh lý đường mật, viêm gan, viêm ruột thừa, suy thượng thận, và tăng áp lực nội sọ.
  • Trong giai đoạn muộn của thai kỳ, cần chú ý thêm các nguyên nhân khác như đa ối, tiền sản giật và bắt đầu chuyển dạ.

4- Điều Trị

  • Khi các triệu chứng nôn ói ở một thai phụ trở nặng thì nhất thiết phải điều trị. Các triệu chứng nhẹ có thể được kiểm soát bằng sự trấn an, tránh các yếu tố làm cho bệnh nặng thêm, và bằng những thay đổi trong chế độ ăn (ví dụ chia thành nhiều bữa ăn nhỏ; tăng carbohydrate trong khẩu phần; giảm mỡ béo).
  • Đối với các trường hợp nặng có thể dùng thuốc chống nôn ói. Có thể sử dụng meclizine (nhóm B thai kỳ) hoặc promethazine (nhóm C thai kỳ). Chưa thấy báo cáo có tác dụng nguy hại trên thai nhi; tuy vậy, meclizine và promethazine không được khuyên dùng thường quy cho thai phụ.

5- Tiên lượng

  • Tiên lượng đối với mẹ và con thường là tốt.
  • Thật vậy, các thai phụ có buồn nôn và nôn nhẹ thường kết thúc thai kỳ thuận lợi hơn so với các thai phụ không bị thai hành.

C- Chứng nghén nặng

1- Tỷ lệ mắc bệnh

Chứng nôn nghén nặng (Hyperemesis gravidarum) xảy ra với tỷ lệ 3-10 trường hợp cho 1000 thai phụ.

2- Sinh bệnh học

Sinh bệnh học của chứng nôn nghén nặng chưa được biết rõ. Có thể có vai trò của các yếu tố nội tiết hoặc tâm lý.

3- Lâm sàng

Tình trạng xảy ra sớm ở 3 tháng đầu, thường ở tuần lễ từ 4 đến 10. Các triệu chứng thường biến đi ở tuần 18 đến 20.

  • Nôn không kiểm soát được
  • Chảy nước dãi nhiều
  • Sút cân – Hơn 5% trọng lượng cơ thể
  • Có thể có suy dinh dưỡng
  • Đau bụng (thường ít gặp)
  • Ceton máu, hạ kali máu, và kiềm chuyển hóa (có thể xảy ra)
  • Có thể có bất thường về men gan
  • Có thể có cường giáp nhẹ

4- Yếu tố nguy cơ

  • Béo phì
  • Chưa sanh lần nào
  • Đa thai
  • Bệnh lý của dưỡng mạc nhau thai (trophoblastic disease)

5- Điều trị

  • Bồi hoàn nước điện giải, vitamins, và các muối khoáng.
  • Bổ sung thiamine cho các thai phụ nôn ói hơn 3 tuần.
  • Tránh các yếu tố khởi phát ở môi trường xung quanh.

D-Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

1- Tỷ lệ mắc bệnh

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), còn gọi là chứng ợ nóng, thường gặp trong thai kỳ và xảy ra ở 45-80% các trường hợp có thai.  52% thai phụ có các triệu chứng của  GERD trong 3 tháng đầu tiên; 24-40% cảm nhận triệu chứng ở 3 tháng giữa và 9% cảm nhận ở 3 tháng cuối.

2- Sinh bệnh học

  • Các yếu tố cơ học lẫn nội tại đều có liên quan đến GERD. Nhu động bất thường của thực quản, giảm áp suất của cơ thắt thực quản dưới (LES) và gia tăng áp lực trong dạ dày góp phần gây ra GERD khi có thai.
  • Tăng áp suất trong ổ bụng do tử cung mang thai và sự di chuyển của cơ thắt thực quản dưới (LES) cũng góp phần gây ra bệnh.

3- Lâm sàng

  • Triệu chứng lâm sàng của GERD khi có thai tương tự như ở các bệnh nhân GERD thông thường. Nóng xót và ợ là triệu chứng chủ yếu. Chẩn đoán dựa trên khai thác kỹ bệnh sử và thăm khám lâm sàng.
  • Thường ít khi phải dùng đến các xét nghiệm để chẩn đoán. Có thể chỉ định nội soi ở những bệnh nhân có các biến chứng của GERD. Đo pH trong vòng 24 giờ hữu ích ở các trường hợp có triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu (ví dụ ho, thở rít, lở họng) và khi các triệu chứng không đáp ứng với điều trị.

4- Điều trị

  • Nâng cao đầu giường.
  • Tránh các tư thế cúi thấp hoặc gập người.
  • Chia nhiều bữa ăn nhỏ.
  • Tránh ăn trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ.
  • Sử dụng các thuốc không có các tác dụng toàn thân
  • Thuốc kháng tiết dạ dày tác dụng toàn thân

5- Tiên lượng

Dự hậu của thai phụ bị GERD thường tốt. Tuy nhiên, tình trạng này có khuynh hướng tái phát ở những lần có thai sau.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
ĐẾN ĐÂY NỘI SOI TIÊU HOÁ THEO LỜI KHUYÊN CỦA VỢ, TÔI ĐÃ CÓ TRẢI NGHIỆM THẬT THƯ THÁI ĐẾN ĐÂY NỘI SOI TIÊU HOÁ THEO LỜI KHUYÊN CỦA VỢ, TÔI ĐÃ CÓ TRẢI NGHIỆM THẬT THƯ THÁI 01:57
ĐẾN ĐÂY NỘI SOI TIÊU HOÁ THEO LỜI KHUYÊN CỦA VỢ, TÔI ĐÃ CÓ TRẢI NGHIỆM THẬT THƯ THÁI
 Chị Phạm Phương Nhung từng đến Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc nội soi tiêu hóa 2 năm trước đây. Chính từ trải nghiệm thực tế của mình nên khi...
 3 năm trước
 828 Lượt xem
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM 02:26
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM
 Ngay sau khi nhận tin báo, tổ cấp cứu BV Hồng Ngọc đã lập tức có mặt tại Vĩnh Phúc, đưa sư cô Thích Hương Giới (53 tuổi) lên Hà Nội, tiến...
 3 năm trước
 626 Lượt xem
ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG 02:38
ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG
 Dịch vụ nội soi tiêu hóa của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc không chỉ được người dân thủ đô lựa chọn mà còn nhận được sự tin tưởng của hàng ngàn bệnh...
 3 năm trước
 739 Lượt xem
Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi 04:02
Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi
Sau khi kết thúc ca mổ trĩ vừa xong, Tiến sĩ, bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Lê Minh Sơn lại tiếp tục bước vào xử lý một ca thoát vị thành bụng được đánh...
 3 năm trước
 700 Lượt xem
Có NBI 5P Chẳng ngại ung thư tiêu hóa Giảm tới 40% gói tầm soát sức khỏe Có NBI 5P Chẳng ngại ung thư tiêu hóa Giảm tới 40% gói tầm soát sức khỏe 01:28
Có NBI 5P Chẳng ngại ung thư tiêu hóa Giảm tới 40% gói tầm soát sức khỏe
Chỉ cần để lại TÊN_SĐT để được hỗ trợ tư vấn miễn phí!-----------------------------
 3 năm trước
 464 Lượt xem
Tin liên quan
Xuất huyết tiêu hóa có nguy hiểm không?
Xuất huyết tiêu hóa có nguy hiểm không?

Xuất huyết tiêu hóa dần dần sẽ gây thiếu máu, nôn ra máu hoặc phân có lẫn máu. Chảy máu trong nghiêm trọng thậm chí còn có thể đe dọa đến tính mạng và cần can thiệp phẫu thuật.

Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nếu không được điều trị, tình trạng loét đường tiêu hóa sẽ ngày càng nặng và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày – ruột, chảy máu trong và hình thành sẹo.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây