1

Tế Bào Biểu Mô Trong Nước Tiểu

Nhìn chung, một lượng nhỏ tế bào biểu mô trong nước tiểu thường không phải là một tình trạng đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu có sự gia tăng bất thường về số lượng của các tế bào này trong nước tiểu có thể cho thấy dấu hiệu cảnh bảo một số bệnh lý nhất định, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh thận, bệnh gan hoặc ung thư.

1. Tế bào biểu mô trong nước tiểu là gì?

 

Tế bào biểu mô là những tế bào nằm trên các bề mặt của cơ thể, ví dụ như mạch máu, da, đường tiết niệu hoặc các cơ quan khác. Nhìn chung, các tế bào biểu mô đóng vai trò như một hàng rào ngăn giữa bên ngoài và bên trong cơ thể bạn, đồng thời giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm hại của vi rút.

Một số lượng nhỏ các tế bào biểu mô trong nước tiểu là một điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu số lượng các tế bào này vượt quá mức cần thiết có thể là dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của nhiễm trùng, bệnh thận hay một tình trạng bệnh lý nguy hiểm khác. Vì vậy, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm nước tiểu hoặc phân tích nước tiểu dưới kính hiển vi nhằm kiểm tra xem liệu số lượng tế bào biểu mô của bạn có trong giới hạn bình thường hay không.

2. Có mấy loại tế bào biểu mô trong nước tiểu?

 

Các tế bào biểu mô trong nước tiểu thường có 3 loại chính, có thể khác nhau về kích thước, nguồn gốc và hình dạng, bao gồm:

  • Tế bào biểu mô ống thận (tế bào thận): Đây là những tế bào quan trọng nhất của tế bào biểu mô trong nước tiểu. Khi số lượng các tế bào biểu mô ống thận tăng lên có thể cho biết bạn đang mắc phải tình trạng rối loạn thận.
  • Tế bào biểu mô có vảy: Đây là loại tế bào biểu mô lớn nhất, thường xuất phát từ âm đạo và niệu đạo. Có thể nói, loại tế bào này được tìm thấy nhiều nhất trong nước tiểu của người phụ nữ.
  • Tế bào biểu mô chuyển tiếp: Những tế bào biểu mô này có thể đến từ bất kỳ vị trí nào giữa niệu đạo nam và bể thận. Đôi khi, chúng còn được gọi là tế bào bàng quang và thường phổ biến hơn ở người lớn tuổi.

3. Vì sao bạn cần xét nghiệm tế bào biểu mô trong nước tiểu?

 

Việc thực hiện xét nghiệm tế bào biểu mô trong nước tiểu được xem là một phần quan trọng của chu trình kiểm tra sức khỏe thường xuyên đối với mỗi người. Bạn cũng sẽ cần thực hiện xét nghiệm này nếu có các triệu chứng của rối loạn thận hoặc tiết niệu, chẳng hạn như:

  • Thường xuyên cảm thấy đau khi đi tiểu
  • Đau lưng
  • Đau bụng

Nhìn chung, bạn sẽ không cần phải chuẩn bị bất kỳ điều đặc biệt nào cho buổi xét nghiệm tế bào biểu mô trong nước tiểu. Nếu các bác sĩ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm máu hoặc nước tiểu, bạn có thể cần phải nhịn ăn trong vòng vài giờ trước khi bắt đầu xét nghiệm.

Tế bào biểu mô trong nước tiểu

Thực hiện xét nghiệm tế bào biểu mô trong nước tiểu nếu bạn bị đau lưng, rối loạn thận

4. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm tế bào biểu mô trong nước tiểu

 

Kết quả xét nghiệm nước tiểu có thể cho bạn biết về số lượng của tế bào biểu mô trong nước tiểu, bao gồm các cấp độ “ít”, “vừa phải”, hay “nhiều”. Thực tế, các tế bào biểu mô có thể bong ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên. Bình thường, có từ 1 – 5 tế bào biểu mô vảy trên mỗi trường năng lượng cao (HPF) trong nước tiểu của bạn. Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu cho thấy có một số lượng vừa phải hoặc nhiều tế bào biểu mô có thể cho biết những tình trạng bệnh lý sau:

  • Bệnh thận
  • Bệnh gan
  • Nhiễm trùng nấm men
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Một số loại ung thư

Ngoài ra, loại tế bào biểu mô trong nước tiểu cũng có thể cảnh báo một số bệnh lý nhất định. Ví dụ, các tế bào biểu mô chứa một lượng lớn hemoglobin hoặc các hạt máu, điều đó cho thấy trong nước tiểu bạn gần đây có hồng cầu hoặc hemoglobin. Nếu có hơn 15 tế bào biểu mô ống thận trên mỗi HPF sẽ cho thấy thận của bạn không hoạt động bình thường.

Khi có các tế bào biểu mô vảy trong nước tiểu, điều đó có nghĩa là mẫu của bạn đã bị nhiễm bẩn. Điều này có thể xảy ra khi bạn không làm sạch đủ kỹ khu vực xung quanh âm đạo hoặc dương vật trước khi lấy mẫu nước tiểu sạch.

Nếu kết quả xét nghiệm không nằm trong giới hạn bình thường, chúng ta cũng không nên vội vã kết luận bệnh. Bạn có thể cần thực hiện thêm nhiều xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác bệnh. Để có thể hiểu rõ ý nghĩa của kết quả xét nghiệm, bạn nên trao đổi và tham khảo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

5. Các yếu tố nguy cơ làm tăng tế bào biểu mô trong nước tiểu

 

Dưới đây là những yếu tố nguy cơ chính có thể khiến cho số lượng tế bào biểu mô trong nước tiểu của bạn tăng cao bất thường, bao gồm:

  • Tình trạng sỏi thận
  • Cao huyết áp
  • Bệnh tiểu đường
  • Hệ thống miễn dịch bị suy yếu
  • Có một tuyến tiền liệt bị phì đại
  • Tiền sử gia đình mắc phải bệnh thận mãn tính
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Là người Tây Ban Nha, thuộc gốc Phi, Mỹ da đỏ hoặc Châu Á

6. Điều trị tình trạng tăng tế bào biểu mô trong nước tiểu

mo te bao trong nuoc tieu
Hình ảnh các mô tế bào nhỏ có trong nước tiểu

Việc điều trị cho tình trạng gia tăng bất thường tế bào biểu mô trong nước tiểu sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra nó. Hầu hết các nhiễm trùng nước tiểu là do vi khuẩn và thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Ngoài ra, tích cực bổ sung nhiều nước cho cơ thể cũng giúp làm tăng tốc độ chữa bệnh. Đối với tình trạng nhiễm trùng nước tiểu do vi rút, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng vi rút cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, bệnh thận cũng là một trong những tình trạng khác dẫn đến tăng số lượng các tế bào biểu mô trong nước tiểu. Do đó, việc điều trị cho bệnh thận cũng được xem là một bước quan trọng, giúp kiểm soát hiệu quả sự gia tăng số lượng các tế bào biểu mô trong nước tiểu. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc huyết áp giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh hoặc bảo tồn chức năng thận ngay cả khi bạn không bị cao huyết áp. Ngoài ra, việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh hơn cũng rất quan trọng.

Nhằm giúp ngăn chặn và kiểm soát tốt tình trạng tăng số lượng tế bào biểu mô trong nước tiểu, bạn nên thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Cắt giảm các loại thực phẩm giàu cholesterol
  • Tăng cường thực hiện các hoạt động thể chất
  • Kiểm soát bệnh đái tháo đường thông qua việc tiêm insulin
  • Hạn chế uống rượu
  • Cắt giảm lượng muối tiêu thụ
  • Giảm cân
  • Từ bỏ hút thuốc lá
  • Bắt đầu thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim mạch, bao gồm rau, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt

7. Ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu và bệnh thận

 

Giữ đủ nước cho cơ thể là một trong những biện pháp đơn giản nhất giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu và bệnh thận. Mỗi ngày, bạn nên uống khoảng 8 ly nước và các chất lỏng khác.

Uống nước ép từ quả nam việt quất cũng có thể giúp bạn làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường nước tiểu (UTIs). Trong nam việt quất có chứa một chất hoá học, giúp chống lại các vi khuẩn bám vào niêm mạc bàng quang của bạn.

 

healthline.com, medlineplus.gov

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?
[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng
Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng
Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma
Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

Tin liên quan
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!

Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây