1

Tại sao phải lấy cao răng - Bệnh viện 108

Cao răng:

  • Là một chất lắng cặn cứng của các muối vô cơ gồm canxi carbonat và phosphate phối hợp với cặn mềm (mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong môi trường miệng), vi khuẩn
  • Xác các tế bào biểu mô, sự lắng đọng sắt của huyết thanh, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc dưới bờ lợi (còn gọi là vôi răng).

Cao răng dưới lợi:

  • Cao răng có hai loại: cao răng thường và cao răng huyết thanh.
  • Cao răng thường như đã mô tả ở trên.
  • Khi cao răng thường gây viêm lợi, lợi ở vùng viêm sẽ tiết dịch viêm và chảy máu, máu ngấm vào cao răng thường tạo nên màu nâu đỏ, lúc này mảng cao răng đó được gọi là cao răng huyết thanh.

Sự hình thành cao răng:

  • Sau khi ăn khoảng 15 phút sẽ có một lớp màng mỏng bám trên bề mặt răng.
  • Nếu màng này không được làm sạch, các vi khuẩn sẽ kéo đến và tích tụ ngày càng dày lên, gọi là mảng bám.
  • Khi mảng bám còn mềm, có thể làm sạch khỏi bề mặt răng bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa.
  • Nhưng khi tồn tại lâu, mảng bám vôi hoá bởi hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và cặn mềm sẽ trở nên cứng, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi, gọi là cao răng (vôi răng).
  • Đến lúc này chỉ có bác sĩ mới có thể làm sạch bằng các dụng cụ chuyên dùng.

Lý do để phải lấy cao răng:

  • Độc tố của vi khuẩn trong mảng cao răng gây ra viêm.
  • Từ phản ứng viêm này gây ra hiện tượng tiêu xương ở răng làm cho lợi mất chỗ bám dẫn đến càng ngày răng càng dài, để lộ ra vùng xương răng không được tổ chức quanh răng bảo vệ. 
  • Chiều dài chân răng là không thay đổi, nên khi xương càng tiêu nhiều thì độ dài chân răng nằm trong xương càng ngắn lại dẫn đến răng lung lay và quá trình tiêu xương càng diễn ra nhanh hơn.
  • Tiêu xương sinh lý là quá trình không thể tránh khỏi theo thời gian và việc làm cho xương không bị tiêu là một việc không tưởng. Do đó, duy trì xương ở mức độ ổn định và vô cùng quan trọng.

Nguồn: Bệnh viện 108​​​​​​​

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
"BÉ BƠ" ĐƯỢC CÁC BÁC SĨ TIẾP CHIÊU CHỐNG LẠI LŨ SÂU RĂNG "Ở DƠ" VÀ CÁI KẾT..."NHƯ MƠ" "BÉ BƠ" ĐƯỢC CÁC BÁC SĨ TIẾP CHIÊU CHỐNG LẠI LŨ SÂU RĂNG "Ở DƠ" VÀ CÁI KẾT..."NHƯ MƠ" 03:12
"BÉ BƠ" ĐƯỢC CÁC BÁC SĨ TIẾP CHIÊU CHỐNG LẠI LŨ SÂU RĂNG "Ở DƠ" VÀ CÁI KẾT..."NHƯ MƠ"
Sâu răng chính là kẻ thù thường gặp, là "nỗi ám ảnh" khiến bé khóc thét mỗi lần "chạm trán". Thế nhưng vì sao bé lại gặp vấn đề răng miệng khi vẫn...
 3 năm trước
 953 Lượt xem
BẤT NGỜ NÂNG TỪ 3 - 5 TÔNG VỚI TẨY TRẮNG RĂNG PLASMA TẠI THU CÚC BẤT NGỜ NÂNG TỪ 3 - 5 TÔNG VỚI TẨY TRẮNG RĂNG PLASMA TẠI THU CÚC 00:10
BẤT NGỜ NÂNG TỪ 3 - 5 TÔNG VỚI TẨY TRẮNG RĂNG PLASMA TẠI THU CÚC
Là khách hàng hiện đại
 2 năm trước
 877 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị

Chỉ có một số rất ít người – khoảng 2 – 5% dân số bị viêm xương ổ răng sau khi nhổ răng.

Có cần thiết phải nhổ răng số 8 không?
Có cần thiết phải nhổ răng số 8 không?

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên nhổ răng khôn (răng số 8) nhưng bạn nghĩ rằng răng khôn không hề gây đau, tại sao phải nhổ đi?

Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)
Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)

Viêm quanh thân răng là một bệnh về răng miệng mà các mô lợi bị sưng và nhiễm trùng quanh răng số 8-răng hàm thứ ba và cũng là cuối cùng, thường mọc lên vào cuối độ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu độ tuổi 20.

Hút thuốc lá và sức khỏe răng miệng
Hút thuốc lá và sức khỏe răng miệng

Tìm hiểu về các tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe răng miệng

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây