Sử dụng paracetamol trước khi mang thai có nguy cơ ảnh hưởng lên sức khỏe trẻ sơ sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Theo một nghiên cứu gần đây, việc sử dụng Paracetamol trong 3 tháng trước khi mang thai có liên quan đến việc tăng nguy cơ bất lợi khi sinh:
- Nhẹ cân (LBW)
- Sinh non (PTB)
- Trọng lượng thai nhỏ hơn tuổi thai (SGA).
Một nghiên cứu tiền cứu ở Ontario (OBS) với 1.200 phụ nữ (tuổi trung bình 33,8 tuổi, BMI trung bình 23,2 kg) sinh con từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 6 năm 2017 tại Bệnh viện Mount Sinai ở Ontario, Canada.
Thông tin về việc sử dụng Paracetamol và các yếu tố lối sống khác trong ba giai đoạn của thai kỳ đã được ghi lại trong bảng câu hỏi và được phân loại thành 3 giai đoạn: giai đoạn trước khi mang thai (3 tháng trước khi mang thai), giai đoạn từ 12-16 tuần và giai đoạn từ 28-32 tuần.
Sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu, kết quả cho thấy những đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ có sử dụng Paracetamol trong vòng 1 tuần trước khi mang thai có nguy cơ mắc LBW (<2.500 g; RR 2,16, 95% CI, 1.02-4.54), SGA * (RR 1.84, 95% CI, 1.14-2.98) hoặc PTB (RR 1.86, 95% CI, 0.96 - 3.63) không có ý nghĩa thống kê.
Nguy cơ SGA tăng cũng được ghi nhận ở trẻ em có bà mẹ sử dụng Paracetamol dưới 1 tuần trước khi mang thai (RR 1,46, 95% CI, 1,02-2.11).
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan giữa lượng Paracetamol được sử dụng trong giai đoạn từ 12-16 tuần và giai đoạn từ 28-32 tuần và nguy cơ dẫn đến kết cục bất lợi.
Liên quan đến tần suất sử dụng Paracetamol, những bà mẹ sử dụng Paracetamol trong giai đoạn trước khi mang thai hoặc giai đoạn từ 12-18 tuần có nguy cơ trẻ sinh ra mắc SGA (RR 1,54, 95% CI, 1,02- 2,32).
Những bà mẹ có sử dụng Paracetamol trong 3 giai đoạn của thai kỳ cho thấy không có nguy cơ mắc PTB (RR 1.29, 95% CI, 0.58-2.88), LBW (RR 1.18, 95% CI, 0.47 -2.95), hoặc SGA (RR 0,80, KTC 95%, 0,41-1,53).
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh, bà mẹ sử dụng Paracetamol trong 3 tháng trước khi mang thai có liên quan đến việc tăng nguy cơ kết quả bất lợi khi sinh.
Paracetamol vẫn là thuốc giảm đau an toàn nhất để sử dụng trong thai kỳ theo tài liệu hiện tại. Cần những nghiên cứu sâu hơn để đánh giá kết quả này.
Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ
Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1354 lượt xem
Mang thai khi có các bệnh về tử cung có nguy hiểm không?
- Thưa bác sĩ, tôi đang có kế hoạch chuẩn bị mang thai. Hiện tôi có các bệnh về tử cung thì việc mang thai có gây nguy hiểm cho tôi và thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 934 lượt xem
Những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1290 lượt xem
Thiếu cân có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không?
- Bác sĩ cho tôi hỏi, thiếu cân có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1050 lượt xem
Dùng thuốc tránh thai kéo dài có ảnh hưởng đến việc thụ thai?
Thưa bác sĩ, tôi đã dùng thuốc tránh thai trong thời gian khá dài. Điều này có ảnh hưởng đến việc thụ thai của tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 954 lượt xem
Bị tiểu đường nhưng không kiểm soát được trước khi thụ thai có thể tạo ra những khác biệt lớn trong kết quả thai kỳ.
Hầu hết phụ nữ đã được điều trị ung thư và hiện tại không còn bệnh đều có thể tự tin mang thai.
Nhiều bác sĩ coi việc mang bầu là quá nguy hiểm đối với bất kỳ phụ nữ nào mắc lupus ban đỏ hệ thống và họ thường không được khuyến khích sinh con vì mang thai có nguy cơ khiến cho các triệu chứng lupus tồi tệ hơn kèm theo tăng nguy cơ biến chứng.
Với việc chăm sóc tiền sản tốt, hầu hết phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm đều có thai kỳ và thai nhi khỏe mạnh.
Trở ngại lớn nhất đối với những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có thể là khả năng có thai ngay lập tức.