Soi góc tiền phòng đánh giá tình trạng góc tiền phòng
1. Góc tiền phòng là gì?
Tiền phòng là khoảng không gian được tính từ mặt sau của giác mạc đến mặt trước của mống mắt. Góc tiền phòng là một góc nhọn tạo bởi giác mạc - mống mắt. Đỉnh góc tiền phòng tương ứng với rìa giác mạc - củng mạc phía ngoài. Trong góc tiền phòng có 2 cấu trúc quan trọng là ống Schlemm nằm trong vùng lưới bè.
Góc tiền phòng được phân biệt như sau:
- Góc rộng: ≥ 45°;
- Góc hẹp: 20° - 45°;
- Góc đóng: 0° - 20°.
2. Soi góc tiền phòng là gì?
Soi góc tiền phòng là một phương pháp sử dụng để khám mắt, đánh giá tình trạng của góc tiền phòng. Khi thực hiện thủ thuật này, bác sĩ sẽ dùng kính để nhìn vào góc tiền phòng (góc nằm ở phần trước của mắt được tạo bởi giác mạc và tròng đen).
Soi góc tiền phòng là thủ thuật không gây đau, được thực hiện để kiểm tra xem góc tiền phòng đóng hay mở, có đủ rộng để dịch trong mắt có thể lưu thông hay không. Phương pháp này thường được thực hiện khi khám mắt định kỳ, phụ thuộc vào độ tuổi và nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp của từng người.
3. Ý nghĩa việc soi góc tiền phòng
- Thực hiện nếu bác sĩ nghi ngờ mắc bệnh tăng nhãn áp. Tăng nhãn áp là bệnh về mặt, có thể hủy hoại thần kinh thị giác, gây mù;
- Kiểm tra góc thoát của mắt đóng hay gần đóng, xác định loại bệnh tăng nhãn áp đang mắc phải;
- Phát hiện các vết xước hoặc một số tổn thương khác liên quan tới góc thoát của mắt;
- Điều trị tăng nhãn áp: Khi soi góc tiền phòng, tia laser được chiếu thẳng vào góc tiền phòng thông qua một loại ống kính đặc biệt, giúp giảm áp lực trong mắt và kiểm soát bệnh tăng nhãn áp;
- Kiểm tra dị tật bẩm sinh gây tăng nhãn áp.
Soi góc tiền phòng chống chỉ định với những trường hợp mắc bệnh toàn thân chưa cho phép thực hiện.
4. Thực hiện soi góc tiền phòng
4.1 Chuẩn bị
- Nhân sự thực hiện: Bác sĩ chuyên khoa mắt;
- Phương tiện: Thuốc giãn đồng tử, máy sinh hiển vi khám mắt và kính 3 mặt gương;
- Bệnh nhân: Được giải thích về mục đích, quy trình thủ thuật, được khám kiểm tra tiền sử huyết áp, tháo kính áp tròng trước khi kiểm tra (nếu có) và không đeo vào trong vòng 1 tiếng sau kiểm tra cho tới khi thuốc tê hết tác dụng;
- Hồ sơ bệnh án: Đúng theo quy định của Bộ Y tế.
4.2 Quy trình thực hiện
- Kiểm tra hồ sơ;
- Kiểm tra người bệnh;
- Thực hiện kỹ thuật:
- Sử dụng thuốc tra mắt Dicain tê tại chỗ;
- Bác sĩ ngồi đối diện với bệnh nhân;
- Bệnh nhân tỳ phần cằm vào máy sinh hiển vi khám mắt;
- Đặt kính 3 mặt gương tiếp xúc với giác mạc bệnh nhân, quan sát ở mặt kính nhỏ nhất và thực hiện di chuyển hệ quang học máy sinh hiển vi về phía trước cho tới khi thấy được góc tiền phòng.
Quá trình soi góc tiền phòng kéo dài khoảng 5 phút.
4.3 Theo dõi sau thủ thuật
Sau khi nhỏ thuốc, bệnh nhân có thể bị nhìn mờ trong vòng vài giờ sau khi soi góc tiền phòng. Người bệnh không nên dụi mắt trong vòng 20 phút sau khi kiểm tra và tốt nhất là không dụi mắt cho tới khi thuốc hết tác dụng. Nếu nghi ngờ bệnh nhân bị tăng nhãn áp, bác sĩ sẽ cho thực hiện thêm một số xét nghiệm để đo nhãn áp, kiểm tra dây thần kinh thị giác,...
Đánh giá tình trạng bệnh nhân, theo dõi phát hiện những dấu hiệu bất thường để báo bác sĩ xử trí kịp thời. Phương pháp kiểm tra này hầu như không có tai biến.
5. Cách đọc kết quả soi góc tiền phòng
- Kết quả bình thường: Góc tiền phòng ở mắt bình thường, mở rộng, không bị chặn;
- Kết quả bất thường: Góc tiền phòng bị hẹp, chèn hoặc bị chặn. Điều này đồng nghĩa với việc góc mắt bị chặn một phần hoặc toàn phần và sau này góc tiền phòng có nguy cơ bị đóng lại.
Soi góc tiền phòng là phương pháp giúp hỗ trợ chẩn đoán tăng nhãn áp hay các bệnh lý về mắt khác. Khi được yêu cầu thực hiện kỹ thuật này, bệnh nhân cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để thu được kết quả nhanh chóng, chính xác, tránh nguy cơ gặp phải biến chứng.
Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.
Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.
Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.
Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.
Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.
Nếp gấp màu trắng trên mí mắt sau 6 tháng cắt mí
Dạ em có cắt mí được 6 tháng rồi ạ. Thì sau khi cắt mí 6 tháng, ở mắt phải (mắt khoanh tròn) em thấy có nếp gấp màu trắng ở đó còn mắt trái không có. Em không biết sau này có hết không ạ? Ảnh em nhắm mắt là sau 4 tháng thì cả hai mắt có đường màu trắng nhưng sau thì mắt trái hết rồi ạ. Và có một thắc mắc khác là lúc em cắt chỉ sau 7 ngày thì thấy mắt phải (mắt khoanh tròn), đường mí không vào đầu mắt ạ, còn mắt trái thì vào đầu mắt nên tự nhiên hơn, em không biết sau này nếu sửa lại thì có sửa cho mí mắt phải vào đầu mắt được không ạ?
- 0 trả lời
- 503 lượt xem
Bệnh thiếu máu ác tính thường tiến triển chậm. Bệnh này gây ra các triệu chứng tương tự như các hiện tượng mà chúng ta thi thoảng vẫn hay gặp phải nên thường khó phát hiện.
Có nhiều cách kiểm soát chứng đau nửa đầu, từ dùng thuốc cho đến các biện pháp điều trị tự nhiên. Nghiên cứu gần đây cho thấy hoa oải hương có thể làm giảm chứng đau nửa đầu. Hoa oải hương có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để trị đau nửa đầu. Một trong số đó là sử dụng tinh dầu oải hương. Cùng tìm hiểu xem liệu điều trị đau nửa đầu bằng tinh dầu oải hương có hiệu quả hay không và cách sử dụng ra sao.
Hội chứng ruột kích thích (irritable bowel syndrome – IBS) là một rối loạn tiêu hoá gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy và táo bón. Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng này vẫn chưa được xác định nhưng các tác nhân kích hoạt triệu chứng gồm có mốt số loại thực phẩm, đồ uống và stress.