1

So sánh giữa chụp sọ não bằng CT và MRI - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Về cơ bản vật lý chụp CT sọ não là phóng một chùm tia X liên tục quanh não trong khi bàn bệnh nhân nằm sẽ di chuyển từ cằm lên đỉnh đầu. Hình ảnh thu được sẽ được hệ thống vi tính xử lý, tái tạo để cho ra các cấu trúc hộp sọ và mô não bên trong. Độ phân giải (thường gọi là độ sắc nét) hình ảnh mô não tùy theo thế hệ máy 4 lát, 16lát, 64 lát…Máy có số lát càng cao, hình ảnh càng rõ nét. Tùy theo độ cản tia X, các tổn thương não sẽ được diễn tả bằng từ giảm đậm độ hay tăng đậm độ so với mô não.

Do chụp CT não thời gian thực hiện nhanh chỉ khoảng một phút tính từ lúc phát tia chụp và không sử dụng thuốc cản quang nên CT não thường được sử dụng trong các trường hợp chấn thương sọ não do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, các bệnh lý nghi có xuất huyết não. Ngược lại các tổn thương do rối loạn chuyển hóa , do bệnh lý tự thân cơ thể như nhũn não, u não, các thể hiện không sắc nét, rõ ràng hoặc không thể hiện trên CT ngay lúc khởi phát.

Khác với CT, chụp cộng hưởng từ  (MRI) dựa vào đặc điểm các nguyên tử Hydrogen trong cơ thể khi bị tắc động bởi một từ trường bên ngoài sẽ biến đổi và phát ra các tín hiệu; các tín hiệu này được thu lại, xử lý để cho ra ảnh tương tự như cách xử lý trong CT. Máy cộng hưởng từ dùng nhiều chuỗi xung để thu được nhiều hình ảnh khác nhau thể hiện các tổn thương của mô não. Do có nhiều chuỗi xung để khảo sát các cấu trúc khác nhau của mô não nên người ta thường dùng MRI để khảo sát các mô não và các tổn thương não, bước đầu khảo sát các dị dạng mạch máu não trước khi dùng đến các phương pháp có xâm lấn.

Đặc biệt trong MRI có chuỗi xung khảo sát sự khuếch tán (diffusion sequence) giúp phát hiện sớm các nhũn não mà CT không làm được do đặc tính hạn chế của tia X. Hình MRI não có độ phân giải cao hơn nhiều nên sắc nét hơn hình mô não trên CT.

Điểm yếu của MRI là thời gian chụp dài (khoảng 15-25 phút chưa tính nếu có tiêm thuốc) tùy thuộc số chuỗi xung cần khảo sát và máy thường phát tiếng hơi ồn. Những bệnh nhân có hội chứng sợ vắng vẻ, sợ một mình, bệnh trẻ em cần sự hổ trợ của gây mê.
 

Bảng so sánh giữa chụp sọ não bằng CT và MRI

Phương tiện

Thời gian chụp (không tính thời gian chích thuốc)

Độ sắc nét của ảnh

Dùng cho chấn thương, tai nạn

Dùng cho các bệnh tự thân, bệnh chuyển hóa

Nhiễm tia X

MRI

 15 – 25 phút

       + + +

           +

      + + +

Không nhiễm

CT

 1-2 phút

          +

       + + +

          +

Có nhiễm

 + : mức ưu thế

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Bệnh lý thần kinh do rượu: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Bệnh lý thần kinh do rượu: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Bệnh lý thần kinh do rượu sẽ ngày càng nghiêm trọng, gây tổn thương vĩnh viễn ở hệ thần kinh và các bộ phận khác của cơ thể nếu người bệnh tiếp tục uống rượu. Điều này có thể dẫn đến khuyết tật, đau đớn mạn tính và thậm chí là tử vong.

Dầu dừa có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh Parkinson?
Dầu dừa có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh Parkinson?

Bệnh Parkinson là một bệnh do thoái hóa hệ thần kinh trung ương. Theo ước tính, đến nay có trên 10 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh Parkinson. Những người bị bệnh này gặp phải các triệu chứng chính là run chân tay, co thắt và đau cơ, dẫn đến đi lại vận động khó khăn. Một số người mắc bệnh Parkinson còn bị sa sút trí tuệ hay lú lẫn, đặc biệt là khi tình trạng bệnh tiến triển nặng.

5 giai đoạn của bệnh Parkinson
5 giai đoạn của bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson là một dạng rối loạn thần kinh do thoái hóa, có các triệu chứng điển hình là run chân tay, mất khả năng kiểm soát vận động của cơ, dẫn đến khó khăn khi cử động, đi lại, nói chuyện… Bệnh còn gây ra nhiều triệu chứng khác và khi bệnh tiến triển sang các giai đoạn sau thì các triệu chứng càng nặng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây