1

Rối loạn chức năng thất phải - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Rối loạn chức năng thất phải

  • Sau thay VHL, rối loạn chức năng TP không phải hiếm gặp, đặc biệt ở BN kèm tăng ALĐMP trước mổ. Rối loạn CNTP có thể nặng hơn nếu bảo vệ cơ tim kém hoặc tăng hậu gánh thất phải.
  • Các yếu tố tăng nặng bao gồm: thông khí áp lực dương, tăng lượng nước trong phổi ngoài lòng mạch, truyền máu và các chế phẩm của máu, rối loạn khí máu và thăng bằng kiềm toan, co thắt mạch phổi phản ứng liên quan tới hiện tượng tái tưới máu và phản ứng đáp ứng viêm hệ thống.

1. Triệu chứng

  • Rối loạn CNTP thể hiện bằng: tăng CVP, thay đổi ALĐMP, thiếu thể tích thất trái và CLT thấp.
  • Dùng catheter Swan – Ganz đánh giá rối loạn chức năng TP tốt hơn, qua thông số phân xuất tống máu thất phải (RVEF) nhưng do hở van ba lá cơ năng, khi đo CLT bằng phương pháp hòa loãng nhiệt thiếu tin cậy. Trong tình huống này, cần dùng hệ thống Flo Trac đo CLT thay thế.

2. Điều trị

Điều trị ban đầu rối loạn CNTP là truyền dịch để tối ưu hóa tiền gánh. Tuy nhiên nếu CVP tăng trên 20 mmHg mà không đạt được CLT thỏa mãn nhu cầu chuyển hóa cơ thể thì không nên truyền thêm. Vì nó không những làm tăng rối loạn CNTP mà còn giảm đổ đầy thất trái vì đẩy vách liên thất thì tâm trương.

Lựa chọn thuốc

  • Nên dùng thuốc tăng sức bóp cả TP, TT. Tốt nhất là chọn lựa thuốc làm giảm cả PVR như Milrinone. Dùng liều thấp Adrenalin hoặc Dobutamin có thể có ích.
  • Thuốc isoproterenol có thể cải thiện hoạt động TP mạnh nhất, thường dùng sau ghép tim nhưng còn dùng hạn chế vì làm nhịp tim nhanh.

Thuốc Nesiritide

  • Nesiritide rất hiệu quả làm giảm ALĐMP, lại ít ảnh hưởng đến tuần hoàn hệ thống. Nó làm cải thiện đổ đầy hơn bất cứ thuốc làm giãn mạch trực tiếp nào khác.
  • Ở BN có ALĐMP do HoHL, dùng thuốc này có lợi hơn BN HHL. Nó cũng có tác dụng lợi tiểu mạnh.

Thuốc giãn mạch phổi khác

  • Dùng thuốc giãn mạch phổi ở BN rối loạn CNTP nặng có thể cải thiện do làm giảm hậu gánh thất phải. Nitroglycerin thì hiệu quả trong giảm tiền gánh, dù liều cao làm giãn mạch hệ thống.
  • Chọn các thuốc giãn mạch phổi khác bao gồm: NO dạng hít (qua máy thở), epoprostenol hít (Flolan) (tối đa 50 ng/kg/phút), hít iloprost (ventavis) (khí dung 25 mcg của hỗn hợp nồng độ 20 mcg/mL.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây