1

Ráy tai: Khi nào đáng lo?

Ráy tai là chất nhằm bảo vệ tai khỏi bụi bẩn, các dị vật, thậm chí cả sinh vật. Tuy nhiên, có trường hợp trẻ có ráy tai nhiều bất thường và gây phát sinh vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Ráy tai dư thừa có thể cứng lại và nút chặn lỗ tai của trẻ.

1. Khi nào ráy tai trở thành vấn đề đáng lo?

Bình thường, tai sẽ tiết ra một loại chất được gọi là ráy tai. Ráy tai có thể khô, ướt hoặc cứng. Đó là chất nhằm bảo vệ tai chống lại bụi bẩn, các dị vật, thậm chí cả sinh vật. Ráy tai phủ một lớp để bảo vệ ống tai khỏi các kích thích do nước. Thông thường, ráy tai được loại bỏ một cách tự nhiên. Tuy nhiên, có người có thể có ráy tai nhiều bất thường và gây phát sinh vấn đề do ráy tai dư thừa có thể cứng lại và nút chặn lỗ tai.

Ráy tai nhiều bất thường tích tụ lại sẽ gây chứng nút ráy tai. Khi tai mất khả năng tự làm sạch, ráy tai nhiều bất thường và dính chặt lại trên da ống tai, tích tụ rất nhanh và nhiều ở trong ống tai. Ráy tai nhiều bất thường có thể khiến trẻ khó chịu, nghe kém, cảm giác ù tai khó chịu, nghe giảm hoặc nghe kém... Bên cạnh đó nút ráy tai khiến trẻ nghe có âm thanh rung chuông hoặc những tiếng ồn khác không thể giải thích được; trẻ bị ngứa, chảy dịch hoặc có những mùi không dễ chịu ở trong hoặc gần lỗ tai.

Lúc này, ngoáy tai cho bé để loại bỏ ráy tai dư thừa cần được thực hiện cẩn thận và thận trọng vì có thể gây tổn thương nghiêm trọng hơn cho tai.

Ráy tai: Khi nào đáng lo?
Ngoáy tai cho bé để loại bỏ ráy tai dư thừa cần được thực hiện cẩn thận

2. Lấy ráy tai cho trẻ đúng cách

 

Cha mẹ, người thân trong gia đình tuyệt đối không được tự ý ngoáy tai cho bé bằng que nhựa có quấn bông 2 đầu, ngón tay hoặc lấy ráy tai bằng các dụng cụ bằng kim loại khác như đinh ghim, đầu viết chì hoặc cái kẹp giấy.... Bạn nghĩ rằng các dụng cụ này giúp làm sạch tai và lấy được ráy tai, nhưng thực ra là đang chèn ráy tai vào sâu hơn và biến nó thành cái nắp bít kín màng nhĩ, làm trầy xước gây nhiễm khuẩn gây sưng đau ống tai và có thể gây rách ống tai ngoài, hoặc thủng màng nhĩ khi trẻ giãy giụa do không được cố định đúng tư thế.

Để lấy ráy tai đúng cách cho bé không đau và an toàn mẹ chỉ nên:

  • Dùng một chiếc khăn bông mỏng, mềm thấm nhẹ xung quanh vành tai cho con;
  • Xoắn nhẹ một góc của chiếc khăn, từ từ đưa sâu vào bên trong tai của bé và tiếp tục xoắn lại. Ráy tai sẽ theo đường xoắn của chiếc khăn bông và ra ngoài. Tính chất mềm của khăn sẽ không làm hại đến màng tai của bé mà ráy tai vẫn được làm sạch.

Khi tai bé bị trầy xước hay đặc biệt là khi đang bị viêm tai giữa, ba mẹ không dùng bông ráy tai hay dụng cụ lấy ráy tai gì khác để ngoáy tai cho bé, nó có thể gây đau đớn và ảnh hưởng xấu đến tai bé.

Tuy nhiên, nếu ráy tai bé nhiều và khó lấy bà mẹ cần làm mềm ráy tai bằng oxy già dầu khoáng (mineral oil) hoặc glycerin trước khi ngoáy tai cho bé. Bạn cũng có thể mua loại nước rửa tai không cần toa bác sĩ, chẳng hạn như các loại dung dịch nhỏ tai Debrox Ear Drop hoặc Murine Ear Drop.

3. Vệ sinh tai cho trẻ hàng ngày như thế nào?

 

  • Đối với những bé dưới 36 tháng tuổi: Cha mẹ hàng ngày dùng khăn mềm thấm một chút nước ấm lau nhẹ vành tai bên ngoài của bé;
  • Đối với các bé từ 36 tháng tuổi trở lên: Cần vệ sinh bên ngoài vành tai kết hợp đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng để bác sĩ vệ sinh tai một cách an toàn khi bé bị đóng ráy tai quá nhiều.

4. Ráy tai nhiều bất thường ở trẻ khi nào cần đi khám?

Ráy tai: Khi nào đáng lo?
Những trường hợp ráy tai nhiều bất thường đóng cứng quá nhiều, bạn vẫn nên đến bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi -Họng để lấy nút ráy tai

 

Có những trường hợp ráy tai nhiều bất thường lâu ngày gây viêm mỏng hoặc loét da ống tai ngoài. Những trường hợp này trẻ sẽ cảm thấy rất đau tai và khi lấy ráy tai ra sẽ đau hơn rất nhiều so với những trường hợp ống tai ngoài chưa bị viêm, đôi khi sau khi lấy ráy tai sẽ thấy trẻ bị chảy máu ở tai. Biểu hiện chung là trẻ sẽ khóc rất to. Nếu trẻ bị nút ráy tai, bạn không nên ở nhà tự lấy ráy tai của trẻ vì tự lấy cũng không lấy được mà còn gây tổn thương tai ngoài nhiều hơn.

Những trường hợp ráy tai nhiều bất thường đóng cứng quá nhiều, bạn vẫn nên đến bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi -Họng để lấy nút ráy tai. Các bác sĩ sẽ lấy ra cho trẻ những phần ráy tai đã mềm sau đó dặn người chăm sóc về xịt tiếp để phần ráy tai bên trong có thể thấm thuốc và mềm được sau đó hẹn lấy tiếp lần sau.

Đặc biệt, ngay cả khi đã chữa khỏi bệnh cho trẻ, mẹ không nên rửa tai thường xuyên cho bé, đối với trẻ có ráy tai nhiều bất thường thì mỗi tháng cũng chỉ nên rửa tai 1 lần là cùng. Nếu nhiều hơn thế thì bạn đang rửa sạch lớp ráy tai bảo vệ màng nhĩ và điều này là bất lợi cho sự phát triển của trẻ.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bé gái bị sưng môi âm hộ, điều gì đang xảy ra?

- Thưa bác sĩ, bộ phận sinh dục của con gái mới sinh của tôi bị sưng lên và cháu có một khối u cứng trong bộ phận sinh dục. Chuyện gì đang xảy ra với con của tôi vậy, bác sĩ? Và khối u đó là gì thế ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1044 lượt xem

Trẻ lại bị nhiễm liên cầu khuẩn, có đáng lo ngại không?

Bé nhà tôi đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) một lần, giờ cháu lại bị lại, điều này có đáng lo ngại không, thưa bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  820 lượt xem

Trẻ đang bị ốm, uống sữa sẽ bị tăng dịch nhầy không?

Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi đang bị ốm, việc cho bé uống sữa có làm tăng dịch nhày của bé không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  938 lượt xem

Có nên hoãn chuyến bay nếu con tôi đang bị cảm lạnh?

Bác sĩ ơi, tôi có nên hoãn chuyến bay nếu con tôi đang bị cảm lạnh không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  660 lượt xem

Đang cho trẻ 7 tháng tuổi bú sữa mẹ thì có thể uống thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh được không?

Tôi đang chăm con nhỏ được hơn 7 tháng. Bé vẫn đang bú mẹ. Tuy nhiên tôi lại bị thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh. Bác sĩ có kê các loại thuốc: trinopast 75mg và Arcoxia cho tôi uống. Khi đang cho con bú thì tôi có thể uống các loại thuốc này được không? Có ảnh hưởng đến em bé không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  676 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng "Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng 00:46
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng
Bệnh nhi 1 tháng tuổi nhập viện với tình trạng khó thở và sốt cao. Bé khóc lâu quá không nín, thế mà chú điều dưỡng Phương Đông vào nói chuyện là...
 3 năm trước
 581 Lượt xem
Tin liên quan
Mẹ đang bị cúm cho con bú có an toàn không?
Mẹ đang bị cúm cho con bú có an toàn không?

Bài báo này được điều chỉnh dựa trên thông tin do Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) xuất bản và các khuyến nghị của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Trung tâm Trẻ em Johns Hopkins.

Trẻ mới biết đi bị đau ngực. Chuyện gì đang xảy ra?
Trẻ mới biết đi bị đau ngực. Chuyện gì đang xảy ra?

May mắn thay, một cơn đau tim sẽ không xảy ra ở độ tuổi này! Nhưng có một số nguyên nhân khác có thể gây đau ngực ở trẻ em.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây