1

Phòng ngừa hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) có thể là nỗi ám ảnh của nhiều ông bố bà mẹ. Hãy tham khảo một số hướng dẫn dưới đây từ Hội Nhi khoa Hoa Kỳ để phòng ngừa nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.

1. Luôn đặt trẻ nằm ngửa:

  • Cho đến gần đây thì mọi người vẫn nghĩ rằng đặt trẻ nằm nghiêng không gây ảnh hưởng gì, song các khuyến cáo cho rằng nên đặt trẻ nằm ngửa. Vì nếu đặt trẻ nằm nghiêng thì chúng có thể bị lật úp xuống khi cựa quậy.
  • Một số trẻ có thể phải mất thời gian để quen với việc nằm ngửa song các bậc phụ huynh hãy cố gắng kiên trì để tập thói quen này cho trẻ.

2. Đảm bảo rằng trẻ được ngủ ở một nơi an toàn:

Sử dụng nôi hoặc cũi đủ tiêu chuẩn an toàn, đệm cứng và khăn trải giường vừa với trẻ, không sử dụng đệm nước hay đệm lông vũ.

3. Trẻ nên được ngủ ở cũi riêng:

Đặt trẻ nằm cạnh sẽ giúp bạn thuận tiện hơn khi cho trẻ bú và chăm sóc trẻ. Song để trẻ ngủ cùng giường với bạn là không àn toàn. Bạn hãy để trẻ ngủ ở cũi riêng và đặt cũi gần giường của bạn.

4. Không để những vật dụng không cần thiết trong cũi: 

Đừng để nhiều chăn, đồ chơi, gấu bông trong cũi của trẻ vì chúng có thể khiến trẻ bị ngạt thở.

5. Đảm bảo trẻ được thoáng mát:

Hãy từ bỏ thói quen quấn tã hoặc mặc quá nhiều quần áo cho trẻ. Quá nóng có thể làm tăng nguy cơ SIDS. Hãy cho trẻ mặc quần áo nhẹ, thoáng mát và giữ nhiệt độ trong phòng ở mức phù hợp.

6. Không hút thuốc lá:

Tuyệt đối không hút thuốc lá trong thời gian mang thai. Ngoài ra, những người trong gia đình bạn cũng nên từ bỏ thuốc lá vì chúng có thể làm tăng nguy cơ SIDS ở trẻ.

7. Cho trẻ bú mẹ: 

Được bú mẹ không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể của trẻ, các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng trẻ được bú mẹ ít nhất là 1 tháng giảm 50% nguy cơ SIDS.

8. Cân nhắc sử dụng núm vú giả:

Các nghiên cứu cho thấy rằng ngậm núm vú giả có thể giảm nguy cơ SIDS ở một số trẻ. Song một số người lại cho rằng việc ngậm vú giả có thể khiến trẻ bỏ bú mẹ. Vì vậy, Hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo trẻ bú mẹ không nên ngậm vú giả trong vòng 1 tháng đầu sau khi sinh để học cách quen với việc bú sữa mẹ.  

Mặc dù trẻ nên được đặt nằm ngửa song điều này không đồng nghĩa với việc chúng không bao giờ được nằm úp. Hãy dành thời gian mỗi ngày để trẻ nằm úp dưới sự giám sát của bạn để củng cố các cơ ở vai, cổ và phòng ngừa bẹt đầu.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  889 lượt xem

Cho trẻ hơn 5 tháng tuổi đến khám muộn tại Phòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện có được không?

Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1108 lượt xem

Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?

- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  860 lượt xem

Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  791 lượt xem

Mẹ sinh bé 20 ngày rất ít sữa phải làm gì để tăng lượng sữa giúp bé bú mẹ hoàn toàn?

Em mới sinh con được 20 ngày ạ. 5 ngày sau sinh sữa của em mới về, nhưng lại rất ít, em hút ra chỉ được khoảng 20ml. Đến nay sữa của em cũng chẳng cải thiện là bao, chỉ được khoảng 60ml thôi ạ. Bé bú mẹ không đủ no nên quấy khóc. Từ lúc sinh ra đến giờ bé vẫn phải uống thêm sữa công thức. Em uống rất nhiều nước, tầm 4 lít một ngày để mong sữa nhiều hơn nhưng vẫn không cải thiện. Em cần làm gì để có nhiều sữa hơn, giúp bé có thể bú mẹ hoàn toàn ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1297 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 607 Lượt xem
HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI. HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI. 00:53
HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI.
Không có nỗi khổ nào bằng chứng kiến con chiến đấu với bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota mà không thể làm gì giúp con được. Tiêu chảy cấp rất nguy...
 3 năm trước
 687 Lượt xem
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 648 Lượt xem
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần 00:48
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 614 Lượt xem
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 762 Lượt xem
Tin liên quan
Song sinh đa chủng tộc, một da đen, một da trắng
Song sinh đa chủng tộc, một da đen, một da trắng

Mặc dù từ “cặp song sinh” gợi lên vẻ bề ngoài hoàn toàn giống nhau nhưng sự thật là cặp song sinh không cùng trứng và không giống nhau thường phổ biến hơn các cặp song sinh cùng trứng.

Bệnh Nấm Da (Ringworm) Ở Trẻ Sơ Sinh
Bệnh Nấm Da (Ringworm) Ở Trẻ Sơ Sinh

Nấm da phổ biến nhất ở trẻ em trên 2 tuổi, nhưng trẻ sơ sinh và người lớn cũng có thể mắc phải.

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh
Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh là gì? Biểu hiện của bệnh này như thế nào? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh
Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh

Vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh này là gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bệnh cúm ở trẻ sơ sinh
Bệnh cúm ở trẻ sơ sinh

Trẻ em dưới 5 tuổi - đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi - có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng nếu bị cúm. Mỗi năm khoảng 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi phải nhập viện vì các biến chứng của cúm như viêm phổi.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây