1

PHẢI CẮT BỎ MỘT MẮT VÌ UNG THƯ PHÁT HIỆN TRỄ: PHỤ HUYNH NÊN CÓ THÓI QUEN CHO TRẺ ĐI KIỂM TRA MẮT TỪ BÉ.

Vừa qua, khoa Mắt bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố tiếp nhận 1 trường hợp ung thư nguyên bào võng mạc (UTMBVM) mắt bên phải. Sau khi hội chẩn kết hợp giữa tình trạng lâm sàng và hình ảnh cận lâm sàng cho thấy khối u lúc này đã phát triển khá lớn và bác sĩ phải ra quyết định cắt bỏ nhãn cầu để ngăn chặn sự di căn của khối u. Đây thực sự là một quyết định khiến các bác sĩ vô cùng xót xa vì là cách duy nhất để bảo vệ tính mạng cho bệnh nhân UTNBVM giai đoạn muộn. Điều đáng nói là trước đó bé hoàn toàn không có bất cứ vấn đề sức khỏe nào, tình cờ người nhà thấy trong mắt phải của bé đồng tử (con ngươi) ánh trắng đục nên cho bé đi khám mới phát hiện khối u. Sau hơn 1 giờ phẫu thuật, 1 bên nhãn cầu có khối u đã được lấy ra.

?️ Ung thư nguyên bào võng mạc (Retinoblastoma) là một loại u ác tính trong mắt ở trẻ em, thường xuất hiện với tần suất cao ở trẻ nhỏ tầm 1-2 tuổi, đôi khi gặp ở trẻ 3-6 tuổi, thậm chí 8 tuổi. Bệnh có thể xảy ra một bên mắt hoặc hai bên mắt. Tuy là bệnh ác tính, hiếm gặp nhưng ung thư nguyên bào võng mạc có thể chữa lành được. 95% trường hợp được chữa lành hoàn toàn nếu bệnh được điều trị sớm ngay khi bệnh bắt đầu và việc điều trị sẽ nhẹ nhàng, ít tốn kém.

Những dấu hiệu gợi ý thường gặp nhất:

✓trẻ bị lé

✓đồng tử (con ngươi) ánh trắng đục. (hình 1)

✓ánh mắt mèo khi chụp hình trong tối có ánh đèn flash.

Chọn lựa phương pháp điều trị tùy thuộc vào kích thước khối u, vị trí u, 1 u hay nhiều u, 1 mắt hay 2 mắt và độ tuổi của trẻ.

Đối với khối u kích thước nhỏ có thể điều trị giữ được mắt.

Đối với khối u kích thước lớn, phương pháp điều trị duy nhất hiện tại là cắt bỏ nhãn cầu và đặt mắt giả, có thể kết hợp điều trị bằng hóa chất (trước và sau phẫu thuật) hoặc tia xạ (sau phẫu thuật)

Phụ huynh nên đưa con đi kiểm tra mắt định kỳ vào các mốc thời gian sau:

✓sau 1 tuổi

✓sau 3 tuổi

trước khi vào lớp 1

✓đối với trẻ trong độ tuổi đi học cần khám mắt định kỳ mỗi 6 tháng.

?️ Phòng khám Mắt bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố tiếp nhận trẻ đến khám Mắt vào các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu.

BS CK1 Nguyễn Đức Huy - Điều hành khoa Mắt

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  791 lượt xem

Trẻ 6 tháng chưa biết với tay ra lấy đồ ở trước mặt có phải là chậm phát triển không?

Bé nhà em sinh non lúc mẹ mang thai mới được 35 tuần 6 ngày ạ. Bé sinh nặng 2,2kg. Hiện bé đã được 6 tháng và nặng 6,5kg. Từ lúc 4,5 tháng bé đã biết lật. Tuy nhiên giờ 6 tháng rồi mà bé vẫn chưa thể với tay để lấy đồ vật ở đằng trước. Hiện vòng đầu của bé là 39cm. Bé nhà em như vậy có phải là chậm phát triển không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1249 lượt xem

Trẻ hơn 4 tháng tuổi chưa biết với đồ trước mặt, chưa biết quay mặt lại khi mẹ gọi có phải là dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ không?

Hiện bé nhà em đã được 4 tháng 10 ngày tuổi. Nhưng không hiểu sao bé chưa biết quay mặt lại khi nghe mẹ gọi, chưa đòi khi mẹ đi quá, cũng không ê a trò chuyện mà chỉ cười khi mọi người trêu đùa, bé cũng chưa biết với tay để lấy đồ trước mặt ạ. Bé nhà em có những biểu hiện như vậy có phải là dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1734 lượt xem

Trẻ hay ra mồ hôi trộm, vặn mình, đỏ mặt là biểu hiện của thiếu canxi máu có phải không?

Em sinh thường bé vào lúc thai được 38 tuần, bé nặng 2,6kg. Em thấy cả phần người từ đầu đến chân bé ở bên trái nhỏ hơn bên phải thì có bình thường không ạ? Tay chân bé thì vẫn cử động đều nhau bình thường. Ngoài ra, trên đầu bé có 1 cái hột to bằng hạt đậu, sờ vào thì nó di chuyển. Em có đi khám thì bác sĩ siêu âm chưa phát hiện thấy gì bất thường, nghi ngờ là u mỡ. Hiện em thấy cái hột đó có vẻ lớn dần lên thì có nguy hiểm không ạ? Bé nhà em còn 1 vấn đề nữa là bé hay ra mồ hôi trộm, đỏ mặt, vặn mình. Em có tìm hiểu trên mạng thì nói đây là triệu chứng của thiếu canxi máu, có phải thế không, thưa bác sĩ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  602 lượt xem

Trẻ 3 tháng 4 ngày tuổi nặng 5,2kg có phải bị chậm phát triển không?

Em sinh bé nặng 2,8 kg. Hiện bé đang được 3 tháng 4 ngày tuổi và nặng 5,2kg. Em cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Mấy tháng đầu thì em cho bú trực tiếp, nhưng giờ em hút ra bình thì thấy mỗi lần bé chỉ bú được từ 30-50ml, hiếm lắm thì được 70ml. Bé nhà em như vậy có phải là bú không đủ và bị chậm phát triển không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  530 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Sàng lọc sơ sinh: Phát hiện sớm dị tật ngay khi trẻ chào đời Sàng lọc sơ sinh: Phát hiện sớm dị tật ngay khi trẻ chào đời 09:29
Sàng lọc sơ sinh: Phát hiện sớm dị tật ngay khi trẻ chào đời
- Tại sao ngay sau sinh cần sàng lọc sơ sinh, trong khi đã thực hiện đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc trong thai kỳ?- Sàng lọc sơ sinh có ý...
 3 năm trước
 625 Lượt xem
Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh 08:12
Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng không hiếm gặp
 3 năm trước
 576 Lượt xem
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12097 Lượt xem
Tin liên quan
Phát ban ở trẻ sơ sinh
Phát ban ở trẻ sơ sinh

Phát ban rất phổ biến. Tình trạng này thường kéo dài vài giờ đến vài ngày, nhưng cũng có thể trong nhiều tháng liên tiếp. Chúng không lây nhiễm, nhưng có thể lây lan trên da. Chúng có thể biến mất khỏi một vùng da rồi lại mọc ở vị trí khác.

Vắc-xin MMR: những điều cần phải biết!
Vắc-xin MMR: những điều cần phải biết!

Vắcxin MMR bảo vệ bé phòng chống lại ba loại virut: sởi, quai bị, và rubella.

Tiếng thổi tim ở trẻ
Tiếng thổi tim ở trẻ

Những đứa trẻ có tiếng thổi tim khi còn nhỏ không cần phải điều trị và tình trạng này thường tự biến mất, nhưng có một số người vẫn bị cả đời.

Kiểm tra thính lực cho trẻ sơ sinh
Kiểm tra thính lực cho trẻ sơ sinh

Kiểm tra thính lực thực sự quan trọng và có ý nghĩa đối với trẻ sơ sinh, bởi thính lực ảnh hưởng tới khả năng nghe, học hỏi của trẻ. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng nhận thức được tầm quan trọng của bài kiểm tra này.

Các quy trình kiểm tra thính giác cho trẻ
Các quy trình kiểm tra thính giác cho trẻ

Bé có thể gặp khó khăn khi ở trường và với các kỹ năng xã hội. Tùy thuộc vào mức độ thính giác, khả năng nói của bé có thể bị ảnh hưởng và âm thanh phát ra có thể “khác” với người khác.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây