1

Nhồi máu cơ tim - bệnh viện 103

Đại cương

  • Tim cần được cung cấp máu và dinh dưỡng liên tục giống như bất kỳ mô cơ nào trong cơ thể.
  • Hai nhánh động mạch vành lớn cung cấp oxy cho cơ tim.
  • Nếu một trong các động mạch lớn hay các nhánh nhỏ bị tắc đột ngột thì một phần tim sẽ bị thiếu oxy, tình trạng này gọi là thiếu máu cơ tim.
  • Nếu thiếu máu cơ tim kéo dài quá lâu, mô cơ tim sẽ bị chết, gây nên cơn đau thắt ngực hay được gọi là nhồi máu cơ tim.
  • Do mảng xơ vữa chứa chất béo bám trên thành mạch bị bong ra, làm lộ ra lớp thành mạch máu bị tổn thương, lúc này tiểu cầu kết tụ lại ngay chỗ thành mạch đó và tạo nên cục máu đông gây bít tắc hoàn toàn lòng mạch máu.

Các triệu chứng:

  • Đau thắt ngực, mức độ đau có thể dao động từ ít như kiểu đè nặng, cảm giác nóng rát trước ngực trái đến đau nhiều như đau dữ dội giống dao đâm, siết chặt.
  • Đau có thể lan lên cổ, hàm dưới, vai trái, lưng, bụng hoặc cánh tay trái.
  • Thời gian đau có thể kéo dài nhiều phút hoặc biến mất rồi lại xuất hiện.
  • Khó thở; đổ mồ hôi; buồn nôn, nôn ói; lo lắng; ho; chóng mặt; tim đập nhanh. 

Nguyên nhân:

  • Tăng cholesterol
  • Tăng huyết áp
  • Nồng độ triglycerid cao
  • Đái tháo đường

Yếu tố nguy cơ:

  • Người béo phì
  • Hút thuốc lá
  • Tuổi tác
  • Gia đình
  • Stress, ít vận động

Điều trị:

  • Nhồi máu cơ tim cần được điều trị ngay lập tức, vì vậy hầu hết các trường hợp đều được điều trị ở phòng cấp cứu.
  • Thủ thuật can thiệp mạch vành nhằm để làm thông động mạch, giúp cung cấp máu cho tim. 
  • Những trường hợp người bệnh còn sống sót nhưng không được can thiệp kịp thời thì một phần cơ tim sẽ bị chết và ảnh hưởng lâu dài đến chức năng co bóp của cơ tim.

Dự phòng:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm ngũ cốc, rau, trái cây, thịt nạc
  • Tập thể dục nhiều lần trong tuần sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch 
  • Ngưng hút thuốc lá là yếu tố rất quan trọng, vì sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ cơn đau tim và cải thiện sức khỏe tim mạch và hô hấp.
  • Đối với bệnh nhân đã mắc bệnh và đã can thiệp thay đổi lối sống tối ưu nhưng vẫn chưa kiểm soát được các yếu tố nguy cơ, nên tuân thủ điều trị theo chỉ định của các bác sĩ chuyên  khoa tim mạch.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim
Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim

Bạn có biết rằng các vấn đề về tim mạch như nhồi máu cơ tim KHÔNG phải lúc nào cũng bộc lộ các dấu hiệu giống nhau? Rất nhiều người bị nhồi máu cơ tim mà trước đó không hề cảm thấy tức ngực.

Phân biệt đột quỵ và nhồi máu cơ tim
Phân biệt đột quỵ và nhồi máu cơ tim

Các triệu chứng đột quỵ và nhồi máu cơ tim đều xảy đến đột ngột. Mặc dù có một vài triệu chứng giống nhau nhưng hai bệnh lý này vẫn có các triệu chứng khác biệt hoàn toàn.

Liệu pháp ngăn ngừa và bổ sung cho điều trị nhồi máu cơ tim
Liệu pháp ngăn ngừa và bổ sung cho điều trị nhồi máu cơ tim

Chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh là điều vô cùng cần thiết để duy trì một trái tim khỏe.

Nong mạch vành sau nhồi máu cơ tim: Rủi ro và lợi ích
Nong mạch vành sau nhồi máu cơ tim: Rủi ro và lợi ích

Nong mạch vành sau nhồi máu cơ tim có những rủi ro và lợi ích như thế nào?

Cần làm gì khi sau nhồi máu cơ tim
Cần làm gì khi sau nhồi máu cơ tim

Sống sót sau cơn nhồi máu cơ tim là một điều may mắn nhưng bệnh vẫn hoàn toàn có thể tái phát. Vậy nên, điều quan trọng là bạn cần biết mình phải làm gì để có thể ngăn ngừa nguy cơ tiếp tục bị nhồi máu cơ tim trong tương lai.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây