1

Nhiễm nấm Candida ở miệng, cổ họng và thực quản

Nhiễm nấm Candida là một trong những vấn đề về sức khỏe đáng lo ngại. Căn bệnh này thường gây ra nhiễm trùng chủ yếu ở miệng, cổ họng và thực quản. Mặc dù chúng không xuất hiện phổ biến ở những người trường thành khỏe mạnh, nhưng lại dễ gây tổn thương nhất cho những người có hệ miễn dịch yếu, đặc biệt là người nhiễm HIV/AIDS.Theo thống kê, có khoảng một phần ba số bệnh nhân nhiễm HIV tiến triển đã bị nhiễm nấm Candida ở miệng và cổ họng.

1. Nhiễm nấm Candida là gì?

Nhiễm nấm Candida là một căn bệnh nhiễm trùng, gây ra bởi loại nấm men có tên là Candida. Loại nấm này thường sinh sống ở trên da và bên trong cơ thể, nhất là những nơi như miệng, cổ họng, ruột và âm đạo. Mặt khác, khi nấm Candida xâm nhập và cơ thể có thể không gây ra bất kỳ vấn đề về sức khỏe nào cho người bệnh. Thậm chí, chúng có thể nhân lên ngoài tầm kiểm soát và gây ra nhiễm trùng nếu môi trường mà loại nấm này sinh sống thay đổi theo chiều hướng khuyến khích sự phát triển của Candida.

Nhiễm nấm Candida ở miệng và cổ họng được gọi là tưa miệng hoặc bệnh nấm miệng. Khi bị nhiễm nấm Candida ở âm đạo sẽ được gọi là viêm âm đạo do nấm. Đối với nhiễm nấm Candida ở thực quản (ống nối cổ họng với dạ dày) thường được gọi là bệnh nấm thực quản hoặc viêm thực quản do nấm Candida. Đây cũng là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất ở những người bị mắc HIV/AIDS.

2. Triệu chứng của nhiễm nấm Candida

Nhiễm nấm Candida ở miệng, cổ họng và thực quản
Trong trường hợp bạn nhiễm nấm Candida ở thực quản, khó nuốt là dấu hiệu dẽ nhận biết

Tùy thuộc vào từng khu vực bị nhiễm nấm Candida mà mỗi bệnh nhân sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Cụ thể, khi bị nhiễm nấm ở miệng và cổ họng, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng điển hình sau đây:

  • Xuất hiện các mảng trắng ở phần má trong, vòm miệng, lưỡi và cổ họng.
  • Gây ra các mảng da đỏ, ngứa và đau rát
  • Mất vị giác khi ăn
  • Đau đớn khi quan hệ tình dục (nhiễm nấm ở âm đạo)
  • Khó khăn khi nuốt (nhiễm nấm ở thực quản)
  • Nứt nẻ và đỏ ửng ở khóe miệng, đôi khi bị chảy máu nhẹ.
  • Khi nấm Candida xâm nhập vào trong máu có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng như sốt, sốcsuy đa tạng.

Khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào được liệt kê phía trên, tốt nhất bạn nên đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

3. Nguyên nhân gây nhiễm nấm Candida

Nấm Candida thường sinh sống ở miệng, cổ họng và đường tiêu hóa. Thực tế chúng luôn tồn tại bên trong cơ thể con người và không gây ra bất kỳ vấn đề nào. Nó chỉ phát triển mạnh mẽ khi có sự tác động của một số yếu tố, chẳng hạn như hệ thống miễn dịch suy yếu, do kháng sinh ảnh hưởng đến sự cân bằng tự nhiên của các vi khuẩn trong cơ thể, hoặc sử dụng thuốc điều trị ung thư, thuốc corticosteroid.

Ngoài ra, một số loại thuốc tránh thai cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm Candida ở âm đạo. Bên cạnh đó, yếu tố về thời tiết như nắng nóng, hoặc ý thức vệ sinh cá nhân kém, mặc đồ bó sát, trật trội cũng thuộc nhóm các nguyên nhân gây ra căn bệnh nhiễm trùng này.

Một số yếu tố nguy cơ khác có thể làm tăng khả năng nhiễm nấm Candida, bao gồm:

  • Bệnh béo phì: Loại nấm này thường xuất hiện ở những vùng da cọ xát hoặc tiếp xúc gần với nhau. Đây cũng là lý do vì sao những người mắc bệnh béo phì có nguy cơ cao bị nhiễm nấm men bởi có nhiều vùng da bị gấp nếp. Ngoài ra, tình trạng béo phì cũng khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi hơn, tạo môi trường ẩm ướt thuận lợi cho các loại nấm sinh sôi và phát triển.
  • Mang thai: Phụ nữ đang trong thời gian thai kỳ thường có mức estrogen cao hơn bình thường. Điều này cũng làm tăng khả năng nhiễm nấm Candida ở phụ nữ.
Nhiễm nấm Candida ở miệng, cổ họng và thực quản
Phụ nữ đang trong thời gian thai kỳ thường có mức estrogen cao hơn bình thường, làm tăng nguy cơ nhiễm nấm Candida

4. Các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm nấm Candida

Các bác sĩ có thể chẩn đoán được nhiễm nấm Candida ở miệng hoặc cổ họng chỉ thông qua cách quan sát và kiểm tra các biểu hiện của bệnh nhân. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể thực hiện chẩn đoán bằng cách lấy một mẫu nhỏ từ miệng hoặc cổ họng của bệnh nhân, sau đó đem đến phòng thí nghiệm để kiểm tra dưới kính hiển vi.

Một trong những phương pháp chẩn đoán nhiễm nấm Candida phổ biến nhất ở thực quản là xét nghiệm nội soi. Phương pháp này giúp kiểm tra đường tiêu hóa thông qua thiết bị nội soi chuyên dụng. Trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống nấm mà không cần thực hiện xét nghiệm nội soi nhằm đánh giá khách quan hơn các triệu chứng của bệnh nhân.

5. Điều trị nhiễm nấm Candida

Tùy thuộc vào từng vị trí bị nhiễm nấm Candida mà bệnh nhân có thể lựa chọn các phương pháp điều trị khác nhau. Cụ thể là:

Nhiễm nấm ở miệng, cổ họng hoặc thực quản: Thường được điều trị bằng các loại thuốc kháng nấm, bao gồm miconazole, clotrimazole và nystatin. Những loại thuốc chống nấm được sử dụng để điều trị cho các trường hợp nhiễm trùng từ mức độ nhẹ cho đến trung bình ở miệng và cổ họng thường dưới dạng thuốc ngậm hoặc uống trong vòng từ 7-14 ngày. Đối với những trường hợp bị nhiễm trùng nặng, phương pháp điều trị phổ biến nhất là thuốc kháng nấm fluconazole đường uống. Các loại thuốc chống nấm kê theo toa khác cũng có thể được sử dụng cho những bệnh nhân không thể dùng fluconazole, hoặc những người gặp phải các vấn đề về sức khỏe khác sau khi sử dụng fluconazole.

Nhiễm nấm Candida ở da: Một số loại kem bôi hoặc thuốc chống nấm sẽ là những lựa chọn hiệu quả đối với căn bệnh này. Hơn nữa, những vùng da bị nhiễm nấm cần được bảo vệ và chăm sóc theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ, luôn giữ chúng khô thoáng, sạch sẽ và tránh để nứt nẻ.

Viêm âm đạo do nấm Candida: Các loại thuốc chống nấm dạng viên nén, thuốc mỡ, kem bôi hoặc thuốc đạn thường được chỉ định sử dụng trực tiếp vào âm đạo. Những loại thuốc này bao gồm clotrimazole, butoconazole, tioconazole, nystatin và miconazole.

Nhiễm nấm Candida vào trong máu: Khi đó việc điều trị thường được bắt đầu với các loại thuốc chống nấm đường tiêm tĩnh mạch, ví dụ như fluconazole hoặc voriconazole. Đối với những bệnh nhân được chẩn đoán có số lượng bạch cầu thấp sẽ cần phải chuyển sang loại thuốc chống nấm tiêm tĩnh mạch khác, chẳng hạn như micafungin và caspofungin.

6. Phòng ngừa nhiễm nấm Candida

Nhiễm nấm Candida ở miệng, cổ họng và thực quản
Để phòng ngừa nhiễm nấm Candida, bạn không nên lạm dụng các loại thuốc kháng viêm hoặc giảm đau trong một thời gian dài

Dưới đây là một số phương pháp giúp làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm nấm Candida, bao gồm:

  • Không được tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh, trừ khi được bác sĩ cho phép.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, luôn giữ cho da sạch sẽ và không bị nứt nẻ.
  • Không lạm dụng các loại thuốc kháng viêm hoặc thuốc giảm đau trong một thời gian dài
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá
  • Kiểm soát tốt lượng đường trong máu, đặc biệt là những người mắc bệnh đái tháo đường
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia
  • Những người bị mắc bệnh hen dùng thuốc hít có chứa corticoid cần súc miệng sau khi sử dụng
  • Thường xuyên rửa tay với nước rửa tay
  • Áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?
[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng
Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng
Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma
Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

Video có thể bạn quan tâm
BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU RÕ VỀ ÁNH SÁNG XANH? BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU RÕ VỀ ÁNH SÁNG XANH? 01:28
BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU RÕ VỀ ÁNH SÁNG XANH?
Phải chăng sự xuất hiện của ánh sáng xanh chỉ đến từ màn hình của các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại?Hãy cùng BS Nguyễn Thị...
 3 năm trước
 810 Lượt xem
Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19 Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19 01:37
Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19
13 tỉnh, thành phố trong nước đang có ca nhiễm Covid-19. Gần 150.000 người phải cách ly y tế để phòng tránh dịch. Số ca nhiễm bệnh lây nhiễm trong...
 3 năm trước
 1094 Lượt xem
MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI 05:24
MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI
Có mặt từ sáng sớm, MC Khánh Vy an toàn nhẹ nhàng vượt qua hàng rào khai báo y tế vô cùng bài bản chặt chẽ tại BV, cô gái đáng yêu tay xách nách...
 3 năm trước
 1211 Lượt xem
Tin liên quan
Xét nghiệm ferritin là gì? Khi nào cần thực hiện?
Xét nghiệm ferritin là gì? Khi nào cần thực hiện?

Ferritin là một loại protein dự trữ sắt và giải phóng sắt khi cơ thể cần. Ferritin tập trung chủ yếu trong các tế bào và chỉ có một lượng rất nhỏ lưu thông trong máu.

Nên ăn những loại thực phẩm nào khi bị thiếu máu?
Nên ăn những loại thực phẩm nào khi bị thiếu máu?

Một trong các biện pháp để điều trị thiếu máu là điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Người bị thiếu máu cần ăn nhiều thực phẩm giàu sắt và các vitamin khác cần thiết cho quá trình sản xuất hemoglobin và hồng cầu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây