1

Nhận biết về ung thư thận, cách phòng tránh và điều trị

Triệu chứng

Ung thư tế bào thận có bệnh cảnh lâm sàng rất phong phú và đa dạng. Bệnh có thể diễn biến tiềm tàng và khi có các triệu chứng điển hình thì thường đã ở giai đoạn muộn. Các triệu chứng cơ năng thường gặp của ung thư thận bao gồm:

  • Đái máu: là triệu chứng hay gặp chiếm 80% trường hợp. Đái máu toàn bãi, đại thể, có thể tự hết rồi tái phát, không sốt.
  • Đau tức thắt lưng: thường người bệnh có cảm giác đau tức âm ỉ thắt lưng do u làm căng bao thận.
  • Khối thắt lưng: thường khám thấy dấu hiệu chạm thắt lưng khi khối u thận to.

Ngoài ra người bệnh có thể có biểu hiện của các hội chứng cận ung thư như sốt kéo dài, gầy sút, đa hồng cầu, tắng huyết áp, tăng canxi máu,…

Khi người bệnh đến khám với các triệu chứng nghi ngờ, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám một cách hệ thống phối hợp với chẩn đoán hình ảnh để chẩn đoán sớm.

Diễn biến

Bệnh ung thư thận có thể gây ảnh hưởng lên toàn thân khi có các hội chứng cận ung thư, gầy sút cân, đái máu nhiều, u thận vỡ gây chảy máu cấp tính.

Tiên lượng của bệnh nhân phụ thuộc nhiều vào giai đoạn bệnh khi phát hiện. Các giai đoạn sớm tỉ lệ sống thêm trên 5 năm khoảng 60-80%, giai đoạn muộn thì tỉ lệ này giảm xuống 15-20%, khi có di căn tỉ lệ này chỉ còn thấp hơn.

Điều trị

  • Giai đoạn sớm khi ung thư còn khu trú: phẫu thuật cắt thận toàn bộ được xem là phương pháp điều trị triệt để, có hiệu quả. Phẫu thuật cắt thận bán phần được chỉ định trong một số các trường hợp. Hiện nay phẫu thuật cắt thận có thể được tiến hành qua mổ mở truyền thống hoặc qua nội soi ổ bụng hoặc sau phúc mạc. Chỉ định cắt tuyến thượng thận cùng bên khi có dấu hiệu xâm lấn.
  • Giai đoạn muộn ung thư có di căn: thường tiến triển nhanh với tỉ lệ sống thêm trên 5 năm dưới 10%. Điều trị phẫu thuật lúc này không phải là điều trị triệt dể nhưng có vai trò hạn chế. Mục đích chính là cầm máu, giảm đau đớn cho bệnh nhân, hạn chế một số hội chứng cận ung thư. Trong trường hợp ung thư thận chỉ có 1 vị trí di căn thì phẫu thuật mang lại hiệu quả rất tốt khi phối hợp với các phương pháp điều trị khác.

Các phương pháp điều trị phối hợp:

Hiện nay bên cạnh phương pháp điều trị chính là phẫu thuật thì một số phương pháp điều trị phối hợp cũng được áp dụng cho ung thư thận.

  • Điều trị xạ trị với các di căn ở não, xương, phổi.
  • Điều trị hóa chất vinblastin, fluoripyrimidin thường tỉ lệ đáp ứng điều trị còn thấp.
  • Điều trị bằng miễn dịch hiện là hướng nghiên cứu mới, bước đầu cho thấy hiệu quả khi sử dụng Interferon α, Interleukin-2.

Phòng bệnh

Nguyên nhân ung thư thận chưa thực sự rõ ràng nên phòng bệnh chủ yếu là kiểm soát các yếu tố nguy cơ.

  •  Không hút thuốc lá.
  •  Tránh tiếp xúc hóa chất.
  •  Kiểm soát tốt các bệnh lý toàn thân như béo phì, đái tháo đường.
  •  Điều trị đúng và kịp thời các bệnh lý hệ tiết niệu như nhiễm khuẩn tiết niệu, sỏi tiết niệu, suy thận,…
  •  Khám sức khỏe định kỳ phát hiện sớm thương tổn.
  • Theo dõi sau điều trị: Người bệnh sau điều trị sẽ được theo dõi bằng khám lâm sàng và thăm dò cận lâm sàng, thông thường khám lại sau mỗi 3 tháng trong năm đầu tiên.

Nguồn: Bệnh Viện Việt Đức

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Những điều cần biết về chạy thận nhân tạo
Những điều cần biết về chạy thận nhân tạo

Chạy thận nhân tạo thường được chỉ định cho những người bị suy thận mạn giai đoạn cuối, khi chức năng thận chỉ còn 10 đến 15% so với chức năng bình thường.

Suy thận cấp tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Suy thận cấp tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Suy thận cấp tính còn được gọi là tổn thương thận cấp, có thể xảy ra ở cả những người mắc bệnh thận mạn tính và những người có chức năng thận bình thường. Chức năng thận có thể suy giảm chỉ trong vòng vài giờ hoặc vài ngày đến vài tuần.

Suy thận mạn tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Suy thận mạn tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Thận là cơ quan có nhiệm vụ lọc dịch thừa và chất thải ra khỏi máu. Chất thải này sau đó sẽ đi ra ngoài theo nước tiểu. Suy thận mạn tính là tình trạng chức năng thận bị giảm hoặc mất hoàn toàn trong thời gian dài, có thể là nhiều tháng hoặc nhiều năm. Theo thời gian, chất thải và dịch sẽ tích tụ lại trong cơ thể. Tình trạng này còn được gọi là bệnh thận mạn tính.

Độ lọc cầu thận (GFR) cho biết điều gì?
Độ lọc cầu thận (GFR) cho biết điều gì?

Độ lọc cầu thận cho biết khả năng lọc máu của thận. Xét nghiệm kiểm tra độ lọc cầu thận thường được thực hiện khi người bệnh có các triệu chứng của bệnh thận hoặc khi cần đánh giá hiệu quả của một phương pháp điều trị.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây