1

Nguyên nhân & hướng dẫn điều trị chứng khó tiêu (Dyspepsia)- Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

I. Nguyên nhân

A. Không dung nạp thực phẩm

  • Chưa chứng minh được các chất gia vị, cà fê hoặc bia rượu là nguyên nhân gây khó tiêu.
  • Các cơ chế sau đây có thể gây không dung nạp thực phẩm: niêm mạc bị kích thích, ổ loét bị kích thích, căng trướng dạ dày quá mức, thay đổi tốc độ tống xuất thức ăn khỏi dạ dày, khí được tạo ra nhiều trong dạ dày, kém hấp thu, dị ứng thức ăn, không dung nạp lactose.

B. Không dung nạp thuốc

  • 10-25% bệnh nhân dùng aspirin hoặc các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) kéo dài sẽ bị khó tiêu.
  • Một số thuốc khác như viên Kali, viên sắt, kháng sinh (nhất là các macrolides, sulfonamides, imidazole, quinolones), digitalis, glucocorticoids, gemfibrozil, các fibrates, thuốc ngủ, estrogen, thuốc ngừa thai uống, theophylline, sildenafil, acarbose, levodopa, vitamin C liều cao v.v. cũng có thể gây KTCN.

C. Viêm loét dạ dày tá tràng

  • Hầu như tất cả bệnh nhân viêm loét dạ dày đều bị khó tiêu (KT), nhưng ngược lại đa số bệnh nhân KT lại không bị viêm loét. Cần lưu ý loại trừ viêm loét dạ dày trước khi khám một bệnh nhân KT.
  • Tần suất loét dạ dày tá tràng tăng lên ở người trên 40t, nhiễm H.pylori, đang dùng NSAID, khó tiêu về đêm, cơn đau giảm sau khi ăn hoặc uống thuốc kháng acid, có tiền sử loét tiêu hoá, nam giới, hút thuốc lá.
  • Tần suất loét dạ dày tá tràng chỉ là 5-15% ở những bệnh nhân KT. Nếu không nhiễm H.pylori và không dùng NSAIDs thì tần suất loét là 1%.

II- Tiếp cận một bệnh nhân khó tiêu

  • Ở người bệnh <55 tuổi, không có các triệu chứng báo động (sụt cân, ói mửa tái diễn, khó nuốt, xuất huyết tiêu hóa, thiếu máu, tiền sử gia đình bị ung thư dạ dày): nên xét nghiệm H. pylori và điều trị tiệt trừ nếu H.pylori dương tính, tiếp theo là dùng ức chế bơm proton (PPI).
  • Giá trị của các triệu chứng báo động trong việc hướng dẫn xử trí ở những bệnh nhân trẻ vẫn chưa được thống nhất. Đối với các bệnh nhân >55 tuổi hoặc <55 tuổi có kèm theo triệu chứng báo động thì nên nội soi trước khi điều trị mặc dù hiệu suất chẩn đoán còn thấp. 
  • Đối với những bệnh nhân vẫn còn triệu chứng sau khi đã được xét nghiệm và điều trị thích hợp, thì nên xem xét đến việc sử dụng các thuốc điều hòa nhu động (prokinetics), thuốc chống trầm cảm, hoặc liệu pháp tâm lý mặc dù cho đến nay hiệu quả cũng chưa được chứng minh.
  • Khai thác bệnh sử và khám lâm sàn
  • Nội soi đường tiêu hóa trên
  • Những xét nghiệm có thể được chỉ định tùy trường hợp lâm sàng là: huyết đồ, ion đồ, xét nghiệm chức năng gan, chức năng tuyến giáp, amylase máu, KST đường ruột trong phân, xét nghiệm thử thai…


III- Điều trị khó tiêu chức năng

A. Các điểm cần lưu ý

  • Chú ý về bệnh sử dùng thuốc, thức ăn, stress, có thể là nguyên nhân gây khó tiêu chức năng.
  • Tránh cho xét nghiệm lập lại, nội soi nhiều lần một cách không cần thiết, vì có tác động hai mặt, có thể làm mất lòng tin của bệnh nhân vào thầy thuốc.
  • Trấn an bệnh nhân rằng khó tiêu chức năng là một bệnh lý thật sự do rối loạn các chức năng ở đường tiêu hóa gây ra (chứ không phải giả vờ).
  • Tìm ra các yếu tố khởi phát triệu chứng như thức ăn, stress, môi trường v.v. Nên tránh cà-fê, rượu quá độ. Đối với bệnh nhân đầy hơi, mau no, buồn nôn thì khẩu phần ăn hàng ngày nên được chia thành nhiều bữa ăn nhỏ ít mỡ.
  • Đưa ra kế họach điều trị phù hợp với thực tế của từng người bệnh.
  • Kê toa thuốc phải thật cân nhắc vì nhiều trường hợp không cần dùng đến thuốc nếu bệnh nhân được hiểu rõ ràng về bệnh sinh của khó tiêu chức năng. Trong một số trường hợp có khi chỉ cần điều chỉnh lối sống cũng giảm nhẹ triệu chứng.
  • Có thể cần phải hội chẩn thêm với bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh đối với một số trường hợp kháng trị.

B. Thuốc điều trị khó tiêu chức năng

  • Thuốc kháng tiết: các thuốc kháng H2 và PPI cũng chỉ có hiệu quả nổi trội hơn ở một số bệnh nhân có những triệu chứng do trào ngược gây ra. Đối với các bệnh nhân có đáp ứng với PPI thì nếu cần, có thể dùng lại khi triệu chứng tái phát.
  • Các thuốc cải thiện vận động ống tiêu hóa (prokinetics): Hiện nay domperidone (thuốc đối vận dopaminergic ngoại biên) được công nhận là an toàn và hiệu quả hơn ở những bệnh nhân có các triệu chứng buồn nôn, mau no, chướng bụng, đau thượng vị.
  • Điều trị tiệt trừ H. pylori
  • Thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI).

IV. Tóm tắt

  • Bệnh nhân khó tiêu nhẹ, không thường xuyên có thể sẽ đáp ứng với sự trấn an của thầy thuốc, với tư vấn y khoa, với thay đổi khẩu phần ăn uống và thay đổi lối sống, chỉ khi không hiệu quả mới nên dùng đến thuốc.
  • Nên xét nghiệm và điều trị tiệt trừ H. pylori nếu dương tính.
  • Những bệnh nhân có triệu chứng ợ nóng và khó tiêu nên được điều trị thử với PPI trong 2-4 tuần.
  • Đối với những bệnh nhân thuyên giảm sau khi dùng PPI, nếu tái phát có thể dùng thêm từng đợt PPI hoặc kháng H2 khi cần.
  • Nếu cần thiết, có thể dùng thêm domperidone (tránh dùng metoclopramide do có nhiều tác dụng phụ), simethicone, hoặc muối bismuth.
  • Nếu kháng trị có thể thử dùng liều thấp thuốc chống trầm cảm 3 vòng hoặc SSRI (amitryptiline 10mg, sertralone 20mg hay escitalopram 10mg mỗi ngày) ngay cả khi không có hội chứng lo âu hoặc trầm cảm.
  • Có thể hội chẩn thêm với bác sĩ tâm thần kinh, tâm lý, tập thiền, Yoga, thôi miên liệu pháp nếu cần thiết.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
RỐI LOẠN TIÊU HÓA VỚI HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH GIỐNG NHAU KHÔNG? GÂY ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN CUỘC SỐNG? RỐI LOẠN TIÊU HÓA VỚI HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH GIỐNG NHAU KHÔNG? GÂY ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN CUỘC SỐNG? 05:37
RỐI LOẠN TIÊU HÓA VỚI HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH GIỐNG NHAU KHÔNG? GÂY ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN CUỘC SỐNG?
 Rối loạn tiêu hóa gây ra nhiều vấn đề về cuộc sống sinh hoạt, tuy nhiên nhiều người lại chưa hiểu rõ về rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, còn có...
 3 năm trước
 635 Lượt xem
ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG 02:38
ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG
 Dịch vụ nội soi tiêu hóa của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc không chỉ được người dân thủ đô lựa chọn mà còn nhận được sự tin tưởng của hàng ngàn bệnh...
 3 năm trước
 740 Lượt xem
Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi 04:02
Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi
Sau khi kết thúc ca mổ trĩ vừa xong, Tiến sĩ, bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Lê Minh Sơn lại tiếp tục bước vào xử lý một ca thoát vị thành bụng được đánh...
 3 năm trước
 701 Lượt xem
ĐẾN ĐÂY NỘI SOI TIÊU HOÁ THEO LỜI KHUYÊN CỦA VỢ, TÔI ĐÃ CÓ TRẢI NGHIỆM THẬT THƯ THÁI ĐẾN ĐÂY NỘI SOI TIÊU HOÁ THEO LỜI KHUYÊN CỦA VỢ, TÔI ĐÃ CÓ TRẢI NGHIỆM THẬT THƯ THÁI 01:57
ĐẾN ĐÂY NỘI SOI TIÊU HOÁ THEO LỜI KHUYÊN CỦA VỢ, TÔI ĐÃ CÓ TRẢI NGHIỆM THẬT THƯ THÁI
 Chị Phạm Phương Nhung từng đến Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc nội soi tiêu hóa 2 năm trước đây. Chính từ trải nghiệm thực tế của mình nên khi...
 3 năm trước
 828 Lượt xem
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM 02:26
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM
 Ngay sau khi nhận tin báo, tổ cấp cứu BV Hồng Ngọc đã lập tức có mặt tại Vĩnh Phúc, đưa sư cô Thích Hương Giới (53 tuổi) lên Hà Nội, tiến...
 3 năm trước
 626 Lượt xem
Tin liên quan
Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nếu không được điều trị, tình trạng loét đường tiêu hóa sẽ ngày càng nặng và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày – ruột, chảy máu trong và hình thành sẹo.

Loét dạ dày: Triệu chứng và cách điều trị
Loét dạ dày: Triệu chứng và cách điều trị

Loét dạ dày là bệnh có thể chữa khỏi nhưng nếu trì hoãn hoặc không điều trị đúng cách thì tình trạng sẽ ngày càng nặng và còn dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Phân biệt chứng ợ nóng, trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản
Phân biệt chứng ợ nóng, trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản

Nhiều người cho rằng ợ nóng, trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là cùng một vấn đề nhưng thực tế chúng không hoàn toàn giống nhau.

Phương Pháp Điều Trị Theo Từng Giai Đoạn Ung Thư Dạ Dày
Phương Pháp Điều Trị Theo Từng Giai Đoạn Ung Thư Dạ Dày

Phương pháp điều trị theo từng giai đoạn ung thư dạ dày như thế nào? Phác đồ điều trị ung thư dạ dày phụ thuộc rất nhiều vào vị trí mà ung thư bắt đầu hình thành trong dạ dày và phạm vi lan rộng của tế bào ung thư.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây