1

Ngứa lòng bàn tay & chân, trị như thế nào? - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tôi thường bị ngứa ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Ban đầu chỉ là những điểm ửng đỏ rồi ngứa, nếu gãi thì những vết này sưng lên, có cảm giác hơi đau. Sau 1-2 ngày các vết sưng này tự hết, để lại những vệt màu hơi tím. Tôi bị liên tục như thế gần một tháng nay, phải điều trị như thế nào? (V.H)

Trả lời: 

Chào bạn, ngứa là một triệu chứng cơ năng thường gặp ở các bệnh về da với rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Ngứa có thể khu trú ở một vài nơi trên cơ thể hoặc toàn thân.

Mỗi ngày ta có thể gãi nhiều lần với triệu chứng ngứa không liên tục, ít cảm giác khó chịu và thường ngứa nhiều hơn về đêm, đó là ngứa sinh lý. Ngứa sẽ trở thành bệnh lý khi gây ra các tổn thương do gãi hoặc khi khiến người bệnh phải tìm đến thầy thuốc. Các nguyên nhân gây ngứa rất đa dạng:

  • Bệnh ngoài da: mề đay và chứng vẽ nổi trên da; viêm da cơ địa; viêm da tiết bã; viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc; nhiễm ký sinh trùng ngoài da: ghẻ ngứa, chí rận; vảy nến; nấm da, lang ben; viêm da thần kinh; ngứa vô căn...
  • Bệnh toàn thân: ứ mật; suy thận mãn phải thẩm phân lọc máu; bệnh máu ác tính; bệnh Hodgkin; các bệnh nội tiết và chuyển hóa (tiểu đường, cường giáp, suy giáp); nhiễm ký sinh trùng; thiếu máu, thiếu sắt, thiếu các vitamin; bệnh của hệ thống thần kinh trung ương. Một số thuốc cũng có thể gây ngứa do tính chất dược lý như thuốc phiện... hoặc gián tiếp gây ứ mật, một số thuốc khác gây ngứa bởi cơ chế dị ứng.
  • Môi trường: các tác nhân kích thích gây ngứa: thực vật, xà phòng, các chất tẩy rửa...; ngứa do sự biến đổi nhiệt độ, ẩm độ; ngứa do khô da...
  • Ngứa ở một số cơ địa đặc biệt: phụ nữ mang thai; chứng ngứa tuổi già; ngứa ở người nhiễm HIV...

Như thế, với các triệu chứng do bạn tự mô tả trong thư và diễn tiến bệnh đã một tháng, bạn nên đến khám ở bệnh viện da liễu hay các bệnh viện đa khoa có khoa da liễu để được bác sĩ chuyên khoa xem bệnh trực tiếp. Đôi khi cần phải chỉ định thêm một số xét nghiệm để có thể tìm nguyên nhân, định bệnh chính xác và điều trị hữu hiệu.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Dưỡng dài lông mi bằng dầu dừa có hiệu quả không?
Dưỡng dài lông mi bằng dầu dừa có hiệu quả không?

Nhờ có nhiều lợi ích đã được chứng minh nên dầu dừa được sử dụng làm nguyên liệu chính trong nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Dầu dừa có nhiều tác dụng, từ dưỡng ẩm, bảo vệ da và tóc cho đến đặc tính kháng khuẩn và chống nấm, không ít tác dụng trong số đó có lợi cho lông mi.

Dầu dừa có tác dụng làm rậm lông mày không?
Dầu dừa có tác dụng làm rậm lông mày không?

Khi được sử dụng làm thực phẩm, dầu dừa đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như cung cấp năng lượng, thúc đẩy giảm mỡ, tăng cholesterol tốt và kiểm soát đường huyết. Và khi được sử dụng tại chỗ, dầu dừa cũng có nhiều tác dụng đối với da, tóc và cả lông mày.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây