1

Một trường hợp nhiễm ký sinh trùng hiếm gặp- Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Một trường hợp nhiễm ký sinh trùng hiếm gặp

Bệnh nhân N.V.D. 20 tuổi, cư ngụ tại Lộc Long, Quảng Bình có biểu hiện đi tiêu phân lỏng như nước, ít nhầy không lẫn máu, từ 2-10 lần/ngày, kéo dài khoảng sáu tháng.

Bệnh nhân đã điều trị tại nhiều bệnh viện nhưng bệnh tái phát thường xuyên với các chẩn đoán như : HC kém hấp thu, lymphoma ruột... 

Bệnh nhân được nhập viện khoa nội tiêu hóa với các triệu chứng trên kèm đau quặn bụng quanh rốn, phù toàn thân, suy kiệt.

  • Khám thực thể không phát hiện bất thường các cơ quan khác.
  • Bụng mềm, gan lách không to, dịch ổ bụng ít.
  • X-quang ruột non không thấy tổn thương.
  • Nội soi đại tràng cho kết quả bình thường.
  • Các xét nghiệm CEA, ANA, LE cell bình thường.
  • Soi tươi phân lần I có nhiều bạch cầu, HC (+).
  • Soi tươi phân lần II có nhiều bạch cầu, HC (+), hạt mỡ (+) và trứng giun Capillaria philippinensis.

Chẩn đoán xác định

Tiêu chảy mãn tính do nhiễn giun Capillaria philippinensis. Bệnh lý này nếu không được điều trị đặc hiệu sẽ gây tử vong do tình trạng rối loạn nước, điện giải và suy kiệt.

Chu trình nhiễm bệnh

Cá nước ngọt là ký chủ trung gian bị nhiễm ấu trùng. C.philippinensis sẽ trưởng thành khi người ăn cá chưa được nấu chín. Những người có tập quán ăn cá sống có nguy cơ trở thành vật chủ chính và mắc bệnh.

Các đặc điểm của bệnh lý này

  • Tiêu chảy phân lỏng như nước, kéo dài, không ngưng ngay cả khi bệnh nhân nhịn đói. Không dung nạp đường và chất béo.
  • Đau bụng âm ỉ quanh rốn.
  • Suy kiệt. Sút cân nhanh.
  • Xét nghiệm: albumine máu giảm, kali giảm.
  • Tiền sử bệnh: ăn cá sống.
  • Tiên lượng tốt nếu được phát hiện và điều trị thuốc đặc thù kết hợp vệ sinh ăn uống.

Điều trị

Abendazole 400mg/ ngày, uống liên tục 10 ngày để tránh tái phát.

Tóm lại:

Đây là trường hợp bệnh hiếm gặp tại nước ta. Cần xét nghiệm phân nhiều lần để phát hiện bệnh. Bệnh có thể gây tử vong nếu không được chẩn đoán kịp thời. Tuy nhiên việc điều trị lại rất đơn giản.

Qua ca bệnh nói trên, người dân cần giữ vệ sinh trong ăn uống, luôn luôn ăn chín uống chín để bảo vệ sức khỏe.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM 02:26
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM
 Ngay sau khi nhận tin báo, tổ cấp cứu BV Hồng Ngọc đã lập tức có mặt tại Vĩnh Phúc, đưa sư cô Thích Hương Giới (53 tuổi) lên Hà Nội, tiến...
 3 năm trước
 625 Lượt xem
Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi 04:02
Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi
Sau khi kết thúc ca mổ trĩ vừa xong, Tiến sĩ, bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Lê Minh Sơn lại tiếp tục bước vào xử lý một ca thoát vị thành bụng được đánh...
 3 năm trước
 700 Lượt xem
ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG 02:38
ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG
 Dịch vụ nội soi tiêu hóa của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc không chỉ được người dân thủ đô lựa chọn mà còn nhận được sự tin tưởng của hàng ngàn bệnh...
 3 năm trước
 739 Lượt xem
Tin liên quan
Xuất huyết tiêu hóa có nguy hiểm không?
Xuất huyết tiêu hóa có nguy hiểm không?

Xuất huyết tiêu hóa dần dần sẽ gây thiếu máu, nôn ra máu hoặc phân có lẫn máu. Chảy máu trong nghiêm trọng thậm chí còn có thể đe dọa đến tính mạng và cần can thiệp phẫu thuật.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây